Bài thuốc chữa chứng khản tiếng

Khản tiếng là triệu chứng thường gặp với nhiều thể bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà chọn 1 trong các bài thuốc sau đây. Dùng thuốc đến khi khỏi bệnh thì thôi.

Ảnh minh họa.

Ho nhiều gây khản tiếng: Cát cánh 10g, kha tử 10g (bỏ hạt), bách hợp 10g, cam thảo bắc 6g. Tất cả sao khô, làm thành bột thô (to bằng mảnh ngô xay, đầu tăm) cho 1 bát nước sạch (khoảng 300ml) đun đến gần sôi, giữ ấm 70 – 80oC trong 3 – 4 giờ.

Sau đó đun  sôi, giữ lửa nhỏ đủ sôi trong 20 phút. Tắt lửa 15 phút rồi gạn hết nước ra, để riêng (nước 1). Sắc tiếp nước 2, 3, mỗi lần 200ml nước. Gộp nước 2 và 3 lại để cô lấy 100ml rồi cho nước 1 vào, đun vừa sôi là được. Cho thuốc vào chai, chia làm 4 lần dùng trong ngày. Cách dùng: Ngậm thuốc trong miệng rồi nuốt dần.

Họng đau, nói không thành tiếng, có sốt: Hạnh nhân 10g, mạch môn 10g (bỏ lõi), cát cánh 10g, tiền hồ 10g, trần bì 8g, tô diệp 8g, thuyền thoái 8g, cam thảo bắc 5g. Chế nước sắc (làm như  trên). Tô diệp có thể dùng lá tía tô tươi 70g giã nát vắt lấy nước, cho nước vắt  vào cùng với nước 1. Bã cho vào sắc cùng nước 2 và 3. Cách dùng như trên.

Họng khô, đau rát, đờm dính, khản tiếng, sốt nhẹ: Huyền sâm 12g, sa sâm 12g, đan bì 10g, mạch môn 10g, câu kỷ tử 10g, hoàng bá 5g, xạ can 6g, cam thảo bắc 6g. Cách chế thuốc và dùng thuốc như trên.

Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng của cơ thể (trong suốt thời gian điều trị) dùng thêm: Vitamin A – D  2.500UI + 250UI 1 viên/ngày; Vitamin C 100mg/viên, 6 viên/ngày, chia làm 3 lần uống (cách nhau 8 giờ); Vitamin B2: 2mg viên 3 viên/ngày, chia làm 3 lần uống.

DS Trần Xuân Thuyết

(nguyên Côg ty Dược phẩm T.Ư 1)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top