Bài thuốc cho trẻ tỳ vị hư

(khoahocdoisong.vn) - Theo Đông y, “tỳ” chủ về chuyển hóa, “vị” chủ về dung nạp, hấp thu. Tức là khi trẻ ăn uống, dạ dày sẽ tiếp nhận lượng thực phẩm này, làm các công tác “gia công” bằng chức năng của nó, sau đó “tỳ” sẽ hấp thu những dưỡng chất tinh túy vận chuyển đến các các quan trong cơ thể, còn những chất thải sẽ được chuyển xuống ruột để đẩy ra ngoài.

Khi trẻ mắc chứng tỳ vị hư, tình trạng dinh dưỡng của cả cơ thể sẽ trở nên kém đi, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như là trẻ dễ bị cảm, ho, biếng ăn, đổ mồ hôi nhiều, đại tiện phân khô cứng hoặc đau bụng tiêu chảy.

Để chữa bệnh này cần kiện tỳ dưỡng vị, ích khí, nên dùng bài Tứ quân tử thang gia giảm gồm nhân sâm 4g, bạch linh 4g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, sắc 1 bát rưỡi lấy 1 bát thỉnh thoảng cho uống một ít. Bài thuốc này lấy các vị thuốc để đại bổ tỳ khí. Trẻ mắc bệnh hư nhiệt khỏi rồi nhưng còn yếu sức, ăn uống không được, nên cho dùng bài này để bồi bổ sức lực.

Nếu tích tiêu hết ăn kém nên dùng bài kiên tỳ hoà vị như Sâm linh bạch truật tán gia giảm: Nhân sâm 8g, bạch truật 20g, phục linh 20g, biển đậu 20g, ý dĩ 20g, sơn dược 20g, trần bì 12g, sa nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, liên nhục 20g. Các vị tán nhỏ mỗi lần uống 4g. Bài thuốc có tác dụng bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, ăn kém tiêu chảy.

DS Nguyễn Phan Thanh Nguyên (Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top