Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng

Với việc phát hiện bãi cọc cổ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

<div> <p><span>H&ocirc;m qua (20.12), c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu, c&aacute;c nh&agrave; sử học v&agrave; c&aacute;c đại biểu dự Hội nghị b&aacute;o c&aacute;o kết quả khai quật di t&iacute;ch Quỳ Cao, Li&ecirc;n Kh&ecirc;, Thủy Nguy&ecirc;n, Hải Ph&ograve;ng đ&atilde; c&oacute; buổi thực địa tại điểm ph&aacute;t lộ b&atilde;i cọc cổ được cho l&agrave; thuộc </span><span>trận đ&aacute;nh Bạch Đằng năm 1288.</span></p> <p>Ngay tại khu vực khai quật được b&atilde;i cọc, GS.TSKH Vũ Minh Giang &ndash; Chủ tịch Hội đồng chức danh Gi&aacute;o sư li&ecirc;n ng&agrave;nh Lịch sử - Khảo cổ - D&acirc;n tộc học, Ph&oacute; chủ tịch Hội đồng Di sản văn h&oacute;a quốc gia - nhận định: &ldquo;Việc ph&aacute;t hiện b&atilde;i cọc mới tại Quỳ Cao, x&atilde; Li&ecirc;n Kh&ecirc;, huyện Thủy Nguy&ecirc;n, Hải Ph&ograve;ng, với tư c&aacute;ch l&agrave; nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu, ch&uacute;ng t&ocirc;i sẽ phải h&igrave;nh dung, sắp xếp lại về chiến thắng Bạch Đằng&rdquo;.</p> <figure class="insert-center-image"><img alt="Việc phát hiện bãi cọc gỗ tại Hải Phòng sẽ thay đổi nhận thức của các nhà nghiên cứu về trận đánh Bạch Đằng năm 1288" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/05/coc-1.jpg" /> <figcaption class="image-caption">Việc ph&aacute;t hiện b&atilde;i cọc gỗ tại Hải Ph&ograve;ng sẽ thay đổi nhận thức của c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu về trận đ&aacute;nh Bạch Đằng năm 1288.</figcaption> </figure> <p>Trước đ&acirc;y, theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu chủ yếu dựa v&agrave;o đọc s&aacute;ch v&agrave; m&ocirc; tả, n&ecirc;n h&igrave;nh dung chiến trận một c&aacute;ch trừu tượng. Khi ph&aacute;t hiện b&atilde;i cọc b&ecirc;n Quảng Y&ecirc;n (Quảng Ninh), th&igrave; mọi nghi&ecirc;n cứu hầu như chỉ xoay quanh b&atilde;i cọc n&agrave;y.</p> <p>Nay lại ph&aacute;t hiện th&ecirc;m b&atilde;i cọc b&ecirc;n huyện Thủy Nguy&ecirc;n, Hải Ph&ograve;ng, m&agrave; theo nhận định, c&oacute; thể b&atilde;i cọc n&agrave;y c&ograve;n lớn hơn b&atilde;i cọc b&ecirc;n Quảng Ninh, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; ph&aacute;t hiện một vấn đề kh&aacute; quan trọng đ&oacute; l&agrave; &ocirc;ng cha ta kh&ocirc;ng cắm cọc dưới l&ograve;ng s&ocirc;ng Bạch Đằng v&igrave; s&ocirc;ng qu&aacute; rộng, tới h&agrave;ng km v&igrave; đ&oacute; l&agrave; việc kh&ocirc;ng khả thi.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, đường ra biển, ngo&agrave;i s&ocirc;ng Bạch Đằng c&ograve;n nhiều lạch triều (s&ocirc;ng nh&aacute;nh) c&oacute; độ s&acirc;u từ 5 &ndash; 7 m&eacute;t, thậm ch&iacute; 10 m&eacute;t, đủ sức để những t&agrave;u lớn thời đ&oacute; đi qua. V&igrave; vậy, c&oacute; thể cha &ocirc;ng ta đ&atilde; đ&oacute;ng cọc gỗ xuống c&aacute;c lạch triều n&agrave;y, rồi l&ugrave;a địch v&agrave;o đ&oacute; v&agrave;o l&uacute;c triều cạn, để đội h&igrave;nh địch mắc cạn, sau đ&oacute; d&ugrave;ng kế hỏa c&ocirc;ng, sử dụng c&aacute;c thuyền nan chở đầy dầu tr&agrave;m, củi th&ocirc;ng để ti&ecirc;u diệt t&agrave;u thuyền của địch.</p> <p>Cũng theo gi&aacute;o sư Vũ Minh Giang, khi xem bản đồ cho thấy, khu vực khai quật mới cũng nằm cạnh lạch triều gần s&ocirc;ng Bạch Đằng, rất c&oacute; thể đ&acirc;y l&agrave; b&atilde;i cọc trong trận đ&aacute;nh Bạch Đằng. &ldquo;Đ&acirc;y l&agrave; một ph&aacute;t hiện cực k&igrave; lớn, tạo ra nhận thức mới c&oacute; thể l&agrave;m đảo lộn nhận thức của c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu từ trước đến nay về trận đ&aacute;nh n&agrave;y&rdquo; &ndash; GS Vũ Minh Giang n&oacute;i.</p> <p>Theo GS Vũ Minh Giang, để c&oacute; được chiến thắng Bạch Đằng, qu&acirc;n d&acirc;n nh&agrave; Trần đ&atilde; dựa v&agrave;o địa thế v&agrave; d&acirc;n hai b&ecirc;n bờ s&ocirc;ng l&agrave; Hải Ph&ograve;ng v&agrave; Quảng Ninh. Tuy nhi&ecirc;n, dựa v&agrave;o địa h&igrave;nh, Thủy Nguy&ecirc;n (Hải Ph&ograve;ng) c&oacute; n&uacute;i non, địa thế hiểm trở n&ecirc;n c&oacute; thể l&agrave; nơi được d&ugrave;ng v&agrave;o mục đ&iacute;ch mai phục, l&agrave; nơi ta dụ qu&acirc;n địch v&agrave;o thế trận b&agrave;y sẵn. &ldquo;Nhận thức mới n&agrave;y sẽ mở ra nhiều hướng nghi&ecirc;n cứu mới về chiến thắng Bạch Đằng v&agrave; chiến trận to&agrave;n d&acirc;n chống ngoại x&acirc;m&rdquo; &ndash; GS Vũ Minh Giang n&oacute;i.</p> <figure class="insert-center-image"><img alt="Ngoài 27 cọc được tìm thấy trong đợt khai quật này, còn nhiều cọc khác được người dân tìm thấy từ trước đó nhiều năm - ảnh PV" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/08/coc-5.jpg" /> <figcaption class="image-caption">Ngo&agrave;i 27 cọc được t&igrave;m thấy trong đợt khai quật n&agrave;y, c&ograve;n nhiều cọc kh&aacute;c được người d&acirc;n t&igrave;m thấy từ trước đ&oacute; nhiều năm. Ảnh PV</figcaption> </figure> <p>Gi&aacute;o sư Vũ Minh Giang cũng đặt vấn đề, việc khai quật được di t&iacute;ch mới l&agrave; rất đ&aacute;ng qu&yacute;, nhưng việc bảo quản c&aacute;c hiện vật n&agrave;y như thế n&agrave;o cũng l&agrave; vấn đề rất đ&aacute;ng quan t&acirc;m. Những cọc gỗ nằm trong l&ograve;ng đất nhiều thế kỷ, khi được khai quật, nắng mưa v&agrave; kh&iacute; hậu sẽ t&agrave;n ph&aacute; hiện vật nếu kh&ocirc;ng được bảo quản đ&uacute;ng c&aacute;ch.</p> <p>Do đ&oacute;, &yacute; tưởng x&acirc;y dựng bảo t&agrave;ng để bảo quản c&aacute;c hiện vật của Hải Ph&ograve;ng l&agrave; rất qu&yacute;. Đ&acirc;y cũng c&oacute; thể l&agrave; nơi t&aacute;i hiện lại trận đ&aacute;nh Bạch Đằng, l&agrave;m sống lại kh&iacute; thế h&agrave;o h&ugrave;ng của cha &ocirc;ng trong việc chống giặc ngoại x&acirc;m, bảo vệ đất nước.</p> <p>Như Lao Động đ&atilde; đưa tin, sau hơn 2 th&aacute;ng khai quật v&agrave; gi&aacute;m định, Viện khảo cổ học đ&atilde; x&aacute;c định, 27 cọc gỗ được t&igrave;m thấy tại x&atilde; Li&ecirc;n Kh&ecirc; c&oacute; ni&ecirc;n đại từ thế kỉ 13 &ndash; 15, c&oacute; thể l&agrave; cọc gỗ trong trận đ&aacute;nh Bạch Đằng năm 1288.</p> <p>Trong qu&aacute; tr&igrave;nh t&igrave;m hiểu, nhiều người d&acirc;n tại x&atilde; Li&ecirc;n Kh&ecirc; cũng th&ocirc;ng tin, ngo&agrave;i số cọc mới được ph&aacute;t hiện n&oacute;i tr&ecirc;n, nhiều hộ gia đ&igrave;nh cũng ph&aacute;t hiện được nhiều cọc gỗ cổ từ nhiều năm trước. Tuy nhi&ecirc;n, do kh&ocirc;ng &yacute; thức được gi&aacute; trị lịch sử, n&ecirc;n đ&atilde; kh&ocirc;ng b&aacute;o với cơ quan chức năng.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo laodong.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top