Bạc hà chữa đau đầu

Tinh dầu Bạc hà bốc hơi nhanh gây cảm giác mát và tê tại chỗ, làm giảm đau giảm ngứa, giả độc, thúc sởi mọc nhanh. Bạc hà trị đau đầu, ngạt mũi, viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng.
bạc hà

Bạc hà chữa nhiêu bệnh.

Cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt: Bạc hà 8g, thuyền thoái (bỏ chân) 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g, sắc uống.

Mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt.

Phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi lần ngậm 1 hoàn có tác dụng hóa đờm, lợi hầu.

Lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ:

Bạc hà 1 nắm to (20 – 30g), tạo giác (bồ kết) 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột.

Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều.

Lở ngứa do phong khí: Bạc hà, thuyền thoái, lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm.

Lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống.

Chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.

Sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: thạch cao (sống) 40g, bạc hà diệp 20g, tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần.

Đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt:

Bạc hà 4g, cát cánh 8g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, cương tằm 12g, cam thảo 8g, sắc uống.

Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, ngưu bàng tử 12g, thuyền thoái 4g, cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra.

 Răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, cúc hoa 10g,  bạch chỉ 6g, hoa tiêu 2g, tổ ong 10g, sắc uống.

Ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, thuyền thoái 30g, tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu.

Chú ý: thuốc không được đun sôi lâu, nếu là nước sắc, vị bạc hà phải cho vào sau. Không dùng cho trường hợp biểu hư ra mồ hôi nhiều.

Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, xúc tiến sự bài tiết của tuyến mồ hôi làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp, liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống gây tê liệt phản xạ và ngăn sự lên men quả bình thường trong ruột.

BS Hoàng Long (Chuyên gia Bộ Y tế)

Theo Đời sống
back to top