Ba nhà khoa học xuất sắc nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu

(khoahocdoisong.vn) - Lễ trao giải Tạ Quang Bửu 2019 vinh danh ba nhà khoa học với ba công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có hàm lượng chất xám cao và ý nghĩa khoa học.

Vượt qua 45 hồ sơ tham dự để nhận số phiếu cao nhất của Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu, ba nhà khoa học gồm TS Lê Trọng Lư, PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng và PGS.TSKH Phạm Đức Chính đã được vinh danh.

TS Lê Trọng Lư sinh năm 1972 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện là Phó Viện trưởng Viện kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

Công trình nghiên cứu được vinh danh Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã làm sáng tỏ cơ chế hình thành và phát triển của các hạt nano - một khám phá quan trọng cho phép điều khiển chất lượng và các thông số hạt như mong muốn thông qua việc thay đổi điều kiện tổng hợp. Công trình cũng lần đầu tiên sử dụng một loại hoá chất mới với chi phí bằng 1/20 hoá chất thường được các nhóm nghiên cứu trên thế giới sử dụng, do đó cho phép giảm giá thành sản phẩm gần 80%. 

PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là nữ nhà khoa học đầu tiên được vinh danh giải thưởng Tạ Quang Bửu. Bà có 38 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế và 31 bài báo trên tạp chí quốc gia. 

Nghiên cứu được vinh danh của PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng đã xác định được những điểm mấu chốt của virus cúm A/H5N1 tại Việt Nam giai đoạn 2003-2010. Kết quả đã khẳng định giả thuyết các trường hợp người nhiễm virus H5N1 tại Việt Nam là kết quả của việc lây truyền trực tiếp từ gia cầm sang người. Kết quả thu được giúp phát triển các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa có hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng tại Việt Nam.

PGS.TSKH Phạm Đức Chính sinh năm 1958 tại Nam Định. Ông làm việc tại Viện Cơ học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm: “Cơ học vi mô và đồng nhất hóa” và “Thích nghi và hỏng dẻo các kết cấu”.

PGS.TSKH Phạm Đức Chính đã công bố 100 bài báo ISI về lý thuyết bất biến modular, bài toán hit của Peterson và các ứng dụng trong lý tbài báo ISI về lý thuyết bất biến modular, bài toán hit của Peterson và các ứng dụng trong lý thuyết đồng luân.

Theo Đời sống
back to top