Ba chị em ruột tử vong do bệnh Whitmore

Trong vòng nửa tháng, 2 em bé trong một gia đình ở Sóc Sơn lần lượt ra đi, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

<div> <p style="text-align: justify;">B&eacute; Việt 5 tuổi, sốt 38,5 độ k&egrave;m đau bụng, được đưa v&agrave;o Bệnh viện Nhi Trung ương ng&agrave;y 28/10. Ba ng&agrave;y sau b&eacute;&nbsp;tử vong với chẩn đo&aacute;n sốc nhiễm khuẩn huyết. Kết quả nu&ocirc;i cấy m&aacute;u sau đ&oacute; x&aacute;c định trẻ dương t&iacute;nh với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei g&acirc;y bệnh Whitmore.</p> <p style="text-align: justify;">Ng&agrave;y 10/11, đến lượt con trai &uacute;t của gia đ&igrave;nh l&agrave; b&eacute; Trần Quang H&agrave; 19 th&aacute;ng tuổi được đưa v&agrave;o Bệnh viện Nhi Trung ương với c&aacute;c triệu chứng tương tự.</p> <p style="text-align: justify;">Ph&oacute; gi&aacute;o sư Trần Minh Điển, Ph&oacute; Gi&aacute;m đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết khi v&agrave;o viện, b&eacute; H&agrave; vẫn tỉnh t&aacute;o, sốt, thỉnh thoảng r&eacute;t run. Được điều trị kh&aacute;ng sinh, t&igrave;nh trạng b&eacute; cải thiện nhưng 4 ng&agrave;y sau chuyển nặng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn v&agrave; tử vong ng&agrave;y 16/11.&nbsp;Kết quả cấy m&aacute;u cho thấy b&eacute; H&agrave; cũng dương t&iacute;nh với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Theo ph&oacute; gi&aacute;o sư Điển, c&aacute;c kết quả kiểm tra hệ miễn dịch, chức năng bạch cầu hạt của b&eacute; H&agrave; đều trong giới hạn b&igrave;nh thường, tức kh&ocirc;ng c&oacute; bệnh l&yacute;. Bệnh viện chưa tiếp cận được c&aacute;c x&eacute;t nghiệm s&acirc;u hơn li&ecirc;n quan đến gene.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị t&iacute;ch cực, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết&nbsp;trong suốt 30 năm h&agrave;nh nghề y, đ&acirc;y l&agrave; lần đầu ti&ecirc;n &ocirc;ng gặp 2 ca bệnh whitmore li&ecirc;n tiếp trong c&ugrave;ng một gia đ&igrave;nh.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đ&oacute;, v&agrave;o đầu th&aacute;ng 4, chị g&aacute;i của 2 b&eacute; n&agrave;y, 7 tuổi, tử vong tại Bệnh viện Xanh P&ocirc;n với chẩn đo&aacute;n nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột. B&eacute; Trang cũng c&oacute; biểu hiện ban đầu l&agrave; sốt cao.&nbsp;B&eacute; kh&ocirc;ng được x&eacute;t nghiệm Whitmore n&ecirc;n hiện kh&ocirc;ng x&aacute;c định nguy&ecirc;n nh&acirc;n tử vong c&oacute; li&ecirc;n quan đến bệnh n&agrave;y.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Hiện tại, chuy&ecirc;n gia Trung t&acirc;m Kiểm so&aacute;t bệnh tật TP H&agrave; Nội đ&atilde; về địa phương để điều tra dịch tễ. Gia đ&igrave;nh được nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế hướng dẫn thực hiện ăn ch&iacute;n, uống s&ocirc;i v&agrave; sử dụng nước m&aacute;y.</p> <p style="text-align: justify;">Vi khuẩn Whitmore sống ở trong đất v&agrave; l&acirc;y nhiễm sang người qua tiếp x&uacute;c trực tiếp c&aacute;c vết trầy xước da với đất nhiễm khuẩn. Khi đi v&agrave;o cơ thể, vi khuẩn tấn c&ocirc;ng c&aacute;c bộ phận của cơ thể. Dạng phổ biến nhất l&agrave; tấn c&ocirc;ng phổi. B&ecirc;n cạnh đ&oacute; vi khuẩn c&oacute; thể g&acirc;y &aacute;p xe cơ quan nội tạng như gan, thận, tim hoặc ngo&agrave;i da, cơ, vi&ecirc;m xương khớp, vi&ecirc;m tuyến lệ, vi&ecirc;m tuyến nước bọt mang tai, vi&ecirc;m tai giữa, vi&ecirc;m m&agrave;ng n&atilde;o, sưng hạch cổ, vi&ecirc;m tuyến sinh dục tiết niệu, vi&ecirc;m tuyến tiền liệt, vi&ecirc;m tinh ho&agrave;n...</p> <p style="text-align: justify;">Whitmore c&oacute; bệnh cảnh l&acirc;m s&agrave;ng rất đa dạng, tiến triển nhanh v&agrave; c&oacute; thể cướp đi mạng sống bệnh nh&acirc;n chỉ sau 48 giờ. Chẩn đo&aacute;n Melioidosis dựa tr&ecirc;n c&aacute;c x&eacute;t nghiệm vi sinh học trong m&aacute;u, mủ, nước tiểu, đờm, hoặc tại phần da bị tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh Whitmore hết sức kh&oacute; khăn. Bệnh nh&acirc;n thường phải d&ugrave;ng kh&aacute;ng sinh tấn c&ocirc;ng liều cao tĩnh mạch k&eacute;o d&agrave;i li&ecirc;n tục trong &iacute;t nhất khoảng 2-4 tuần, sau đ&oacute; d&ugrave;ng kh&aacute;ng sinh duy tr&igrave; khoảng từ 3 đến 6 th&aacute;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu kh&ocirc;ng được điều trị đ&uacute;ng liều, đ&uacute;ng ph&aacute;c đồ v&agrave; theo d&otilde;i s&aacute;t sao, bệnh dễ t&aacute;i ph&aacute;t, sức khỏe suy kiệt dần, bệnh nh&acirc;n tử vong d&ugrave; đ&atilde; được chẩn đo&aacute;n đ&uacute;ng. Tỷ lệ tử vong tr&ecirc;n 40%.</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi năm Việt Nam c&oacute; khoảng 10.000 ca nhiễm bệnh v&agrave; khoảng 5.000 ca tử vong. Gần đ&acirc;y nhiều ca bệnh Whitmore được ghi nhận ở&nbsp;Nghệ An, Y&ecirc;n B&aacute;i, Th&aacute;i Nguy&ecirc;n, H&agrave; Tĩnh...</p> <p style="text-align: justify;"><em>T&ecirc;n nh&acirc;n vật trong b&agrave;i đ&atilde; được thay đổi.</em></p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
back to top