Bà bầu không nên xông hơi

(khoahocdoisong.vn) - Xông hơi rất tốt cho người bị cảm cúm nhưng phải biết cách xông. Lá xông mua về đun lên, đậy nồi lá xông thật kín, đun sôi 3-5 phút cho các tinh dầu tỏa ra. Người bị cảm cúm trùm chăn kín, hé nồi ít một cho hơi nóng tỏa dần dần.

Mang bầu được gần 5 tháng, hôm vừa rồi đi siêu thị mua ít đồ, chị Nguyễn Việt Hà (Gia Lâm, HN) gặp trời mưa, lúc về chị thấy hâm hấp sốt, người hơi ớn lạnh, mệt mỏi, hắt hơi sổ mũi. Biết mình bị cảm, chị nấu bát cháo nóng ăn rồi đi nằm. Nằm được một lúc chị thấy không ổn nên nhờ chồng đi mua lá về xông. Mùi lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà…làm chị có cảm giác thư giãn, nhưng xông được 5 phút chị cảm thấy chóng mặt, ngột ngạt, vội vàng chui ra khỏi chăn, suýt nữa thì làm đổ cả nồi nước xông còn nóng.

Lời bàn: Lương y Nguyễn Nam (Phùng Khoang, HN) cho biết, xông hơi rất tốt cho người bị cảm cúm nhưng phải biết cách xông. Lá xông mua về đun lên, đậy nồi lá xông thật kín, đun sôi 3-5 phút cho các tinh dầu tỏa ra. Người bị cảm cúm trùm chăn kín, hé nồi ít một cho hơi nóng tỏa dần dần. Thời gian xông tùy theo cơ địa từng người, thường là 5-10 phút cho cơ thể ướt đẫm mồ hôi rồi lấy khăn khô lau. Đối với bà bầu, khi bị cảm cúm không nên xông vì hơi nóng và sự ngột ngạt dễ chóng mặt, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới thai nhi, đó là chưa kể đến chuyện lỡ bị bỏng, phải điều trị thì khổ cả mẹ và con. Nếu muốn xông, cách xông đơn giản nhất là lấy 3-4 tép tỏi đập dập, cho vào bát nước nóng và hít dần. Tinh dầu tỏi sẽ làm thông mũi, chứng sổ mũi hắt hơi tự biến mất. Nếu có ho, lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau và nhấp dần sẽ có tác dụng.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top