Ảnh vệ tinh chụp bão 10 phút/lần

(khoahocdoisong.vn) - Để quan sát đường đi của cơn bão, người ta sẽ phải chụp ảnh liên tục bao nhiêu lâu/lần?

Hỏi: Để quan sát đường đi của cơn bão, người ta sẽ phải chụp ảnh liên tục bao nhiêu lâu/lần?

Trần Hùng Minh (Hà Nội)

ThS Trương Bá Kiên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu: Ảnh vệ tinh chính là “mắt thần” của nhà khí tượng. Ngày nay, những bức ảnh chụp từ vệ tinh liên tục rất nhiều lần trong ngày với nhiều dải phổ khác nhau sẽ luôn giám sát được sự hình thành và phát triển của các vùng mây trên đại dương. Có những kỹ thuật phân tích ảnh sử dụng những phần mềm chuyên dụng giúp xác định vị trí tâm bão, phạm vi vùng nguy hiểm của bão cũng như cường độ của bão. Ngoài ra thông tin từ vệ tinh cũng được đưa vào hệ thống các siêu máy tính để làm thông tin cho các mô hình mô phỏng và dự báo về cơn bão trong thời gian tới. Hiện ở Việt Nam đang sử dụng các bức ảnh chụp từ vệ tinh Himawari của Nhật với tần suất 10 phút một lần và quan trắc tới 16 kênh phổ một lần chụp. Ví dụ, qua ảnh vệ tinh thấy bão số 10 mạnh trước khi qua Philippines, khi qua đây nó đã ở giai đoạn phát triển và do hoàn lưu bão số 10 nhỏ nên ma sát với địa hình ở Philippines làm giảm cấp và khi vào Biển Đông gặp điều kiện không thuận lợi khiến bão giảm cấp và suy yếu.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top