Anh Tây bấm còi ầm ĩ

Anh Tây bấm còi ầm ĩ, vượt cả đèn vàng bởi anh đã nhập gia tùy tục, đã sống ở Việt Nam lâu rồi nên đã quen với cách tham gia giao thông của người Việt.

Ảnh minh họa.

Trưa, qua ngã tư, mới đèn vàng đã thấy một anh Tây phóng xe ào qua, bóp còi ầm ĩ, chả khác gì người Việt Nam. Đúng là nhập gia tuỳ tục! Anh này chắc sống ở Việt Nam lâu rồi nên đã quen với cách tham gia giao thông của người Việt. Thế mới biết môi trường sống quan trọng thật.

Ra ngoài đường người ta đi ào ào, lạng lách, chen, vượt, không vượt được thì bóp còi… mình có muốn đi đúng luật cũng khó. Nhiều khi thấy còn mấy giây nữa là đèn đỏ, không kịp qua đường cũng cố mà vượt, dừng lại có khi người đi đằng sau lại đâm vào xe mình.

Ở quán vỉa hè, ngồi ăn trên đống giấy rác vứt trắng xoá xung quanh, mình bỏ giấy vào thùng thành ra lạc lõng…

Sang Singapore, một đất nước sạch như lau như li, ra đường đi cả ngày giày cũng không dính bụi, thành ra người nào vô ý thức đến mấy cũng ngại chả dám vứt rác ra đường.

Hơn nữa lại nghe nói vứt rác là bị phạt nên chẳng ai dám. Cứ nói ý thức của người dân kém. Nhưng cũng chính những người dân ấy ra nước ngoài có dám hành xử bừa bãi như ở trong nước đâu. Nên tóm lại vẫn là cái kỷ cương, pháp luật của mình chưa nghiêm.

Quy định vượt đèn đỏ, đi sai đường… bị phạt, vứt rác ra đường bị phạt… cũng có cả rồi đấy. Nhưng phạt như thế nào mà người ta vẫn cứ làm bừa như thế thì thật là nguy, còn nguy hơn cả việc chưa có những quy định ấy.

Nhiều khi tôi cứ nghĩ, mình dạy con trẻ những điều tốt đẹp có khi lại làm khổ nó. Ví dụ dạy trẻ không được ngoáy mũi, móc răng, không nhổ ra đường, không vứt rác…

Trong khi đó ra ngoài đường nó thấy rất nhiều người lớn cứ ngoác mồm ra mà xỉa răng, khạc nhổ bẩn thỉu, vứt rác bừa bãi… chắc chắn nó sẽ thấy kinh tởm, thấy khó chịu, thấy đáng ghét. Thế có phải là khổ không. Trong khi nếu không dạy nó những điều đó, nó sẽ coi đấy là những việc bình thường, chấp nhận được chứ không đến nỗi phải nhăn mặt quay đi.

Nói thế thôi nhưng những gì là tốt đẹp thì vẫn phải dạy chứ. Dạy để cho con trẻ biết cái gì là tốt cái gì là xấu. Từ đó mà nó có ý thức về nhân phẩm của mình.

Bởi những việc mình làm đâu phải chỉ để cho người khác đánh giá, mà quan trọng hơn là tự mình biết giá trị của mình.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top