Ánh sáng đỏ điều khiển cây trồng

(khoahocdoisong.vn) - Bước sóng nào của ánh sáng có hiệu quả đến hiện tượng quang gián đoạn vào ban đêm (điều khiển cây trồng bằng ánh sáng)?

Hỏi: Bước sóng nào của ánh sáng có hiệu quả đến hiện tượng quang gián đoạn vào ban đêm (điều khiển cây trồng bằng ánh sáng)?

Đinh Hữu Ánh (Hà Nội)

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Cơ chế quang gián đoạn (chiếu sáng vào ban đêm) để ngăn cản sự ra hoa của cây hoa cúc (cây ngày ngắn) hoặc kích thích cây thanh long ra hoa (cây dài ngày) đã được áp dụng từ lâu, đem lại hiệu quả kinh tế. Chất nhận ánh sáng gây tác động ra hoa là phytochrome. Chất này có hai dạng là Pr hấp thụ ánh sáng đỏ và Pfr hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Ở một tỉ lệ đặc hiệu, hai dạng này quyết định sự phát sinh ra hoa. Do đó, để điều khiển cây trồng, người ta dùng ánh sáng đỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng đèn ánh sáng đỏ chiếu trong 1 - 3h có thể ngăn cản sự ra hoa của cúc, trong khi nếu chiếu sáng bằng ánh sáng đèn sợi đốt mất 8 - 10h. Đối với thanh long, sử dụng đèn huỳnh quang tiết kiệm 40 - 60% điện năng tiêu thụ so với đèn sợi đốt có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây rất hiệu quả.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top