Ăn, uống nghệ tươi, bột nghệ bừa bãi: Không chữa được bệnh mà còn rước họa

Nghĩ rằng ăn, uống nghệ tươi, bột nghệ vô hại nên nhiều người sử dụng một cách tùy hứng và tùy thích. Đây chính là quan niệm sai lầm khiến cơ thể mắc bệnh.

Nhận định về khả năng chữa trị của nghệ, nhiều chuyên gia đều cho rằng, vì nghệ chứa curcumin – tinh chất vàng rất hữu ích. Ngoài ra, trong dược phẩm, hóa học hữu cơ có tính chất cộng tính, củ nghệ, bột nghệ chứa khoảng 0,2% curcumin nên khi người dân sử dụng theo kiểu “mưa lâu ướt áo”, đến nồng độ nào đó tác dụng.

Tuy nhiên, hiện nay, người dân đang sử dụng một cách bừa bãi không có sự hiểu biết rõ ràng, chưa có sự phân biệt giữa từng loại nghệ. Chính điều đó vô tình gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trao đổi với PV, PGS TS Phạm Hữu Lý – Nguyên Phó viện trưởng viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cho biết, việc sử dụng những sản phẩm từ nghệ cần có ý kiến của nhà chuyên môn. Nhiều người dân đang sai lầm trong cách sử dụng có thể khiến cơ thể mắc bệnh, nhất là việc sử dụng nghệ tươi, bột nghệ như hiện nay.

Cụ thể, PGS TS Phạm Hữu Lý chia sẻ: “Bột nghệ từ củ nghệ xay ra, trong đó chỉ có 0,2% tinh chất nghệ. Như vậy, nó chỉ có tác dụng dinh dưỡng, không có tác dụng chữa bệnh vì chất curcumin – chất khả năng chữa bệnh trong nghệ rất ít. Và bột nghệ, nghệ còn có tinh dầu, có sáp, nhựa… nên rất hại cho gan nếu uống lâu dài”.

Ngoài ra, theo PGS TS Phạm Hữu Lý, việc cucurmin khó tan trong nước nên nhiều người nghiên cứu ra curcumin nano – ứng dụng công nghệ tăng độ hấp thụ tối đa tinh chất “vàng”.

Theo PGS TS Phạm Hữu Lý, việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến việc sử dụng sản phẩm không có tác dụng, nặng hơn có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

“Trước tình trạng thị trường có quá nhiều chế phẩm chứa Curcumin như hiện nay, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng, muốn phân biệt thật – giả hãy cho sản phẩm đó vào nước. Nếu sản phẩm đó chất lượng tốt, nó sẽ tan hết, không váng, không cặn và nếu ngược lại đó là sản phẩm Nano Curcumin không đạt chất lượng”, PGS TS Phạm Hữu Lý chia sẻ.

Ngoài ra, theo chuyên gia, việc sử dụng các sản phẩm curcumin nên đảm bảo đúng liều lượng theo quy định. Tác dụng phụ của tinh chất này có thể là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

Theo khuyến cáo, mức độ sử dụng của nghệ tươi: khoảng 1,5-3g/ngày; bột nghệ: 1-3g/ngày; tinh bột nghệ (curcumin): 400-600mg, 3 lần/ngày.

Với những người đã có sẵn nguy cơ sỏi thận, mật, con số này thấp hơn nhiều, thậm chí có thể cần tránh hẳn để không làm phát sinh vấn đề.

Để biết chính xác mình có thể dùng lượng bao nhiêu để không lợi bất cập hại, hay mình có thuộc nhóm bị khuyến cáo không dùng nghệ hay không, người dùng buộc phải đi khám và làm theo lời khuyên của bác sỹ.

Ngoài ra, mỗi loại nghệ: Nghệ đen, nghệ vàng, nghệ đỏ… có tác dụng và phù hợp với thể trạng từng người, không nên dùng một cách bừa bãi.

Theo Hồng Ngọc (Gia đình mới)

Theo Đời sống
Sự thật ít người biết về rắn cườm

Sự thật ít người biết về rắn cườm

Mặc dù không độc, nhưng rắn cườm thường bị nhầm lẫn với rắn lục cườm, một loài rắn thực sự độc hại. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp "chết oan" khi con người lầm tưởng rằng rắn cườm cũng độc.
Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng ta những hiện tượng thật kỳ lạ. Những hiện tượng này không chỉ làm cho thế giới trở nên đa dạng hơn mà còn đặt ra nhiều câu hỏi cho con người muốn tìm hiểu sâu hơn về vũ trụ và thiên nhiên.
back to top