Ăn uống đảo ngược quá trình thu hẹp động mạch tim

(khoahocdoisong.vn) - Những người mắc bệnh tim mạch cần lưu tâm trong chế độ ăn uống bởi dinh dưỡng có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình thu hẹp động mạch của tim, giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này.

Ăn giảm muối, giảm chất béo, tăng rau xanh

Người mắc bệnh tim mạch không nên dùng các sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa. Khi sử dụng chất béo để nấu ăn nên lựa chọn các loại dầu có chất béo không bão hòa đơn, ví dụ như dầu ôliu, dầu đậu phộng hoặc chất béo không bão hòa đa như dầu đậu nành, ngô và hướng dương. Nên hạn chế cholesterol có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Người mắc bệnh tim mạch cũng cần tránh thực phẩm có đường và cần cắt giảm muối trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn nhiều muối sẽ gây hại cho huyết áp.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp thì chế độ ăn nhạt có vai trò hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh rất lớn. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu kali cũng liên quan đến hạ huyết áp. Kali có nhiều trong rau xanh, quả chín. Chế độ ăn giàu kali thường lớn hơn 4.000mg kali/người/ngày. Chế độ ăn thông thường ít rau xanh, quả chín chỉ cung cấp khoảng 2.000mg kali/người/ngày. Những vùng có nguồn nước khoáng giàu canxi, magie, khẩu phần ăn đủ magie tỷ lệ tăng huyết áp sẽ thấp hơn. Magie có nhiều trong rau có màu xanh thẫm, lạc, vừng, đậu, đỗ… Thiếu magie liên quan đến tử vong do đột quỵ gia tăng.

Những người có thói quen ăn mặn nên giảm dần muối và ăn tăng rau xanh bởi ăn ít rau xanh, quả chín. Ăn nhiều thịt, nhiều mỡ động vật, các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo chuyển hóa, hay ăn phủ tạng động vật, ăn không cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật… đều làm huyết áp tăng, gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ. Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5 - 6% lượng calo tiêu thụ hằng ngày và đây cũng chính là lý do người Mỹ không ăn hoặc ăn rất ít nội tạng.

Chọn thực phẩm ít năng lượng

Người mắc bệnh tim mạch tốt nhất nên chọn cho mình những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây, rau quả tươi, hạn chế ăn những loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu natri, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh. Nên ăn ít mỡ động vật, ít thịt, tăng cường ăn cá 3 lần/mỗi tuần; ăn thêm đậu phụ, đậu đỗ. Rau xanh và trái cây luôn là những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Rau xanh ít năng lượng (calo), giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Rau xanh có chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp cắt giảm thực phẩm có lượng calo cao hơn, chẳng hạn như thịt, mỡ, đồ ăn nhanh. Chế độ ăn cũng phải đủ canxi. Nếu uống sữa không đủ thì cần bổ sung các chế phẩm canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm giảm tăng huyết áp.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, người mắc bệnh huyết áp, tim mạch cần có chế độ ăn đảm bảo cân đối giữa các chất sinh năng lượng (đường, đạm, béo), trong đó chất béo chiếm 20 - 30% tổng năng lượng giúp dự phòng thừa cân, béo phì, tăng lipid máu. Chế độ ăn cần nhiều chất xơ (chất này có nhiều trong rau xanh, quả chín, trong vỏ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bánh mỳ đen), cần ăn đủ 20 - 30g chất xơ/người/ngày giúp giảm dư thừa mỡ trong gan, trong máu.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top