Ăn thịt, cá hâm lại nhiều hại sức khoẻ

Hâm đi hâm lại thức ăn, nhất là các món ăn mặn như thịt, cá… và dùng để ăn dài ngày là cách nhiều gia đình hiện vẫn áp dụng. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cách làm này có thể làm protein, lipit bị biến tính, từ đó chuyển sang các chất không tốt cho sức khoẻ.

Thói quen nấu một nồi để ăn cả tuần

Trong một khảo sát nhỏ của phóng viên mới đây tại 10 gia đình ở Hà Nội thì có đến 8 gia đình vẫn áp dụng cách nấu một nồi thức ăn mặn như thịt, cá… sau đó để ăn vài ngày.

Trong 8 gia đình này, có 4 gia đình giữ thói quen mỗi bữa lại hâm lại cả nồi thức ăn vì sợ bị hỏng, dù bữa đó ăn không hết. Số thừa còn lại cho vào tủ lạnh, lần sau ăn tiếp tục hâm nóng. 5 gia đình giữ cách chỉ lấy phần định ăn ra hâm, số còn lại bảo quản tủ lạnh.

Theo TS Trần Thị Mai Phương, nguyên Trưởng Bộ môn Chế biến, Bảo quản và An toàn thực phẩm, Viện Chăn nuôi, thói quen sử dụng thức ăn bị hâm đi hâm lại nhiều lần là không khoa học. Cách làm này vô hình trung khiến protein (chất đạm) có trong thực phẩm cũng như các vitamin bị biến tính hoặc mất đi, từ đó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/an-thit-ca-ham-lai-nhieu-hai-suc-khoe1.jpg

Hâm đi hâm lại thức ăn, nhất là các món ăn mặn như thịt, cá… và dùng để ăn dài ngày là cách nhiều gia đình hiện vẫn áp dụng.

Cụ thể, vị chuyên gia phân tích, như trong thịt gia cầm có nhiều protein cũng như vitamin, khoáng chất… Vì thế, khi ăn vào sẽ giúp bổ sung chất đạm, tăng cường sức khoẻ. Nhưng khi bị gia nhiệt, các protein này sẽ chín giúp chúng ta ăn an toàn.

Nhưng càng gia nhiệt nhiều lần, tức hâm nóng, protein sẽ không còn nguyên bản mà bị thay đổi, biến tính từ đó không còn tính chất ban đầu. Trong đó, xu hướng chuyển đổi sang các chất không tốt cho sức khoẻ sẽ cao hơn.

“Vitamin trong thực phẩm, rõ ràng, khi hâm nóng nhiều sẽ bị suy giảm dần đến mất đi. Vì thế, ý nghĩa thực phẩm bổ sung vitamin cũng không còn. Điều này chưa phù hợp với chức năng cung cấp năng lượng và dưỡng chất của thức ăn”. “Vitamin trong thực phẩm, rõ ràng, khi hâm nóng nhiều sẽ bị suy giảm dần đến mất đi. Vì thế, ý nghĩa thực phẩm bổ sung vitamin cũng không còn. Điều này chưa phù hợp với chức năng cung cấp năng lượng và dưỡng chất của thức ăn”. 

TS Trần Thị Mai Phương

Hại không khác gì dầu, mỡ chiên lại!

PGS.TS Đỗ Văn Chương, nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn phân tích thêm, trong thịt, cá luôn có hàm lượng lipit (mỡ) nhất định, nếu hâm nóng nhiều lần sẽ làm lipit bị thay đổi.

Hay nói cách khác, cấu trúc của lipit bị tác động làm thay đổi, không còn giữ trạng thái ban đầu nên tác dụng cung cấp năng lượng, góp phần xây dựng tế bào không còn, thậm chí theo chiều hướng xấu hơn, có hại cho sức khoẻ.

“Lượng mỡ trong thức ăn như thịt, cá khi hâm lại nhiều sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, dạng như dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Rõ ràng, điều này đã được nói đến là có thể gây ra các bệnh tim mạch, mỡ máu… Điều rõ nhất là mùi thức ăn bị thay đổi, nếu chú ý có thể là mùi khét, hôi. Nhiều gia đình không thấy mùi có thể do mùi gia vị đã át đi”, PGS.TS Đỗ Văn Chương cho hay.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các gia đình nên nấu lượng thức ăn vừa mỗi bữa và nên ăn hết bữa đó, tránh để lại bữa ăn sau. Nếu thừa thức ăn, chỉ nên làm nóng thêm một lần nữa là cùng. Tránh hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần, điều này không chỉ đối với thịt cá có nhiều protein mà còn với chính cả cơm.

Tốt hơn nữa thì thức ăn thừa một ít, bảo quản trong hộp chân không để tránh vi khuẩn xâm nhập, sau đó cho vào tủ lạnh, khi ăn chỉ làm nóng ấm, tránh nóng sôi cũng sẽ giảm nguy cơ.

Hiền Dung

Theo Đời sống
Sự thật ít người biết về rắn cườm

Sự thật ít người biết về rắn cườm

Mặc dù không độc, nhưng rắn cườm thường bị nhầm lẫn với rắn lục cườm, một loài rắn thực sự độc hại. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp "chết oan" khi con người lầm tưởng rằng rắn cườm cũng độc.
back to top