Ăn quá nhiều vải có thể gây "bệnh vải"

(khoahocdoisong.vn) - Ăn vải phải có chừng, ăn quá nhiều sẽ bất lợi cho sức khỏe. Nhẹ thì sẽ xuất hiện hiện tượng “bốc hỏa”, như chảy máu cam, đau răng, táo bón, nặng thì sẽ gây ra “bệnh vải”.

Trong quả vải chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi bật hơn cả là các loại vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. 

Khi ăn vải với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau.

Ngăn ngừa ung thư: Quả vài giàu vitamin C và các hợp chất phenolic, giúp ngăn chặn sự phá hủy của các tế bào do các chất ô nhiễm, hóa chất độc hại và các gốc tự do dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như ung thư, viêm khớp và bệnh tim.

Tăng cường miễn dịch: Với hàm lượng vitamin C dồi dào, quả vải sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, chứng cảm lạnh.

Giảm nguy cơ đột quỵ: Hàm lượng vitamin C cao, hàm lượng cholesterol cùng natri không đáng kể trong vải làm giảm nguy cơ đột quỵ và các tình trạng sức khỏe khác như tổn thương oxy hóa, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tim mạch, huyết áp và các vấn đề nội mô.

Tăng mức cholesterol tốt: Quả vải là một nguồn cung cấp vitamin B3, giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp cholesterol của cơ thể, tăng cholesterol tốt HDL và làm giảm lượng chất béo trung tính có hại cũng như cholesterol xấu LDL trong máu.

Cải thiện sự trao đổi chất: Ăn vải hằng ngày sẽ giúp tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm...

Ngoài ra, chất xơ trong vải giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón; Kali và nước giúp giảm tình trạng chuột rút cơ bắp; Hàm lượng nước dồi dào giúp xoa dịu cơn khát và làm mát cơ thể trong ngày hè nóng...

Đặc biệt, với các đặc tính trong Đông y: Sinh tân chống khát, ôn trung bổ tỳ, dưỡng huyết bổ sung tinh, điều khí giảm đau, khai vị ích tỳ... quả vải rất thích hợp để phòng, chữa bệnh như:

Tỳ hư tiêu chảy: Dùng 30 - 60g vải khô, sau khi bóc vỏ, cho thêm đại táo 50 quả, sắc uống, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Dạ dày lạnh đau: Dùng cùi vải 5 quả, đun với 1 chén rượu nhỏ, uống vài lần là có hiệu quả.

Nấc liên tục: Dùng 7 quả vải cả vỏ, hạt, sao khô tán thành bột, uống với nước đun ấm.

Phụ nữ khí trệ, thống kinh: Dùng hạt vải 6g, hương phụ 3g, tán thành bột uống với nước ấm.

Lưu ý: Ăn vải phải có chừng, ăn quá nhiều sẽ bất lợi cho sức khỏe. Nhẹ thì sẽ xuất hiện hiện tượng “bốc hỏa” như chảy máu cam, đau răng, táo bón, nặng thì sẽ gây ra “bệnh vải”. Bệnh vải có biểu hiện chủ yếu là hạ huyết, phần nhiều phát sinh vào sáng sớm, đột nhiên vã mồ hôi, chân tay lạnh giá, người nặng xuất hiện hôn mê, choáng. Khi thấy các biểu hiện này phải lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top