Ăn nhiều đồ ngọt lợi bất cập hại

(khoahocdoisong.vn) - Mỡ được tạo nên từ những nguồn dinh dưỡng dư thừa mà chúng ta tiếp nhận vào cơ thể. Khi chất đường nạp vào cơ thể, một phần sẽ được cơ thể tự động phân bổ thích hợp, phần đường dư ra, cơ thể sẽ chuyển thành mô mỡ, kết quả là chúng ta trở nên béo phì lúc nào không hay.

Trẻ em là đối tượng ưa thích đồ ngọt. Khi ăn đồ ngọt sẽ giúp giải stress rất hiệu quả nhưng quá nhiều đồ ngọt lại tạo nên phản ứng trái chiều, khiến trẻ bị stress nặng hơn, trẻ dễ cáu giận, bực bội dù vô cớ. Trẻ hay ăn đồ ngọt sẽ tạo thói quen lớn lên cũng vẫn thích đồ ngọt, điều này vô cùng nguy hại. Khi ta ăn bánh kẹo, các món tráng miệng nhiều đường, lượng đường dư thừa bắt buộc cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn và coi nó như là chất béo. Các loại chè, bánh ngọt, bánh nướng, kem, bánh quy đều làm từ chất béo bão hòa và sữa nguyên kem. Ăn nhiều đồ ngọt làm cho lượng đường dư thừa trong cơ thể chuyển hoá thành mỡ tích lũy dẫn đến cơ thể béo phì, nguyên nhân gây bệnh sỏi mật, viêm dây thần kinh thị giác.

Khi ăn lượng đường nhiều, trong quá trình chuyển hóa sẽ tiêu hao lượng lớn vitamin B1. Càng nạp nhiều đường vào cơ thể sẽ làm lượng vitamin B1 trong cơ thể sụt giảm một cách nghiêm trọng. Thiếu vitamin B1 dẫn đến viêm dây thần kinh và gây ra phù nề chân. Nếu thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt mắt dễ bị mỏi, thần kinh thị giác do thiếu dinh dưỡng mà bị ảnh hưởng. 

Ăn nhiều đường dễ tạo mỡ trong gan. Đường fructose có nhiều trong đồ ngọt sẽ làm gia tăng tốc độ tích mỡ của các tế bào gan. Tiêu thụ thực phẩm nhiều đường đồng nghĩa với việc gan sẽ phải sống chung với một lớp mỡ bao quanh. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Đối với trẻ em, tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ức chế sự thèm ăn và gây biếng ăn ở trẻ. Ngoài ra, sự trao đổi chất đường trong cơ thể cần tiêu thụ nhiều loại vitamin và khoáng chất, do đó, ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin, canxi và kali ở trẻ nhỏ.

BS Nguyễn Thị Lan (Đồng Tâm, Hà Nội)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top