Ăn một bát phở, nhịn muối cả ngày

Nhu cầu cơ thể con người chỉ cần ăn 1-2 g muối một ngày, tuy nhiên trong một bát phở trung bình đã có 3-5 g muối.

Hiện trung bình mỗi người Việt dùng 9,4 g muối một ngày, gần gấp đôi mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nguyên nhân do tập quán ăn uống từ lâu đời với đủ các loại dưa cà mắm muối… khiến người dân có thói quen ăn mặn. Ăn một bát phở, nhịn muối cả ngày ảnh 1Phở, bún là món ăn sáng phổ biến của người Việt song thực chất các món ăn này quá mặn. Trung bình lượng muối có trong một bát phở bò chín bình dân là hơn 3 g; trong bát phở bò sốt vang 4,59 g; phở bò xào 2,58 g; phở gà 4 g. Lượng muối trong tô bún cá là 6,23 g, bún chả 3 g, bún dọc mùng sườn 4 g…

Trong khi đó nhu cầu cơ thể mỗi người chỉ cần 1-2 g muối một ngày. Nếu so với mức khuyến nghị của WHO thì chỉ với một bát bún, bát phở, người Việt đã ăn gần đủ lượng muối trong ngày.

Tại các nước phát triển, 77% lượng muối đưa vào cơ thể thông qua thực phẩm chế biến sẵn, ăn uống tại nhà hàng khách sạn. Việt Nam thì tỷ lệ này chỉ 20%, tỷ trọng lớn nhất là muối gia đình nấu ăn.

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Dinh dưỡng cũng nhấn mạnh, bệnh mãn tính không lây gia tăng nhanh chóng, trong đó có yếu tố nguy cơ liên quan chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý như thiếu ăn rau, trái cây, thiếu vận động, lạm dụng rượu bia, đặc biệt là ăn quá nhiều muối.

Theo ông Lại Đức Trường, đại diện WHO tại Việt Nam, đa số người dân Việt sử dụng 10 g muối mỗi ngày nên phần lớn có huyết áp lớn hơn 115/70 mmHg. Ngoài bệnh tim mạch, ăn thừa muối gây bệnh ung thư dạ dày, sỏi thận, loãng xương, hen phế quản.

Trong khi đó, chỉ cần tiêu thụ dưới 5 g muối một ngày có thể giảm được khoảng 2,5 triệu ca tử vong mỗi năm.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm 30% lượng muối tiêu thụ của người dân, còn 6,6 g.

Mẹo giúp hạn chế lượng muối tiêu thụ

– Tập thói quen không để bát nước chấm, gia vị trên mâm cơm.

– Pha loãng bát nước mắm trước khi ăn hoặc dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt… để giúp tăng cảm giác ngon miệng, bù lại việc giảm sự ngon miệng do giảm vị mặn.

– Nếu vẫn muốn ăn gia vị thì nên chấm nhẹ, không dìm cả miếng thịt, gắp rau ngập sâu vào bát nước chấm.

– Hạn chế thói quen chan nước mắm, nước kho thịt, kho cá vào cơm khi ăn vì các loại nước này chứa một lượng muối đáng kể.

– Bỏ thói quen chấm trái cây vào các loại muối ớt, muối tiêu, muối tôm, muối ô mai, bột canh… khi ăn.

Mai Khôi (tổng hợp)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top