An Giang: Xử lý triệt để các “điểm nóng” ô nhiễm

(khoahocdoisong.vn) - Công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định pháp luật bảo vệ môi trường không khí trên các phương tiện truyền thông… là một trong những nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang về việc bảo vệ môi trường không khí và tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý triệt để các “điểm nóng” về ô nhiễm bụi và khí thải trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nhằm kiểm soát chặt chẽ công tác xử lý bụi, khí thải, các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, UBND tỉnh An Giang giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tăng cường vị trí, tần suất, thông số quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ đảm bảo đáp ứng khả năng đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí tại các “điểm nóng”, khu vực tập trung nhiều nguồn thải trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ban, ngành công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định pháp luật bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn trên các phương tiện truyền thông.

Tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ban, ngành công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định pháp luật bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn trên các phương tiện truyền thông.

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức rà soát, kiểm tra, yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục và các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đầu tư lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải tiên tiến đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. 

UBND tỉnh An Giang cũng giao Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm soát khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông; thực hiện các biện pháp hạn chế phát sinh khí thải từ phương tiện giao thông; khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch đối với phương tiện giao thông cơ giới; khuyến khích chuyển đổi sử dụng xe cơ giới cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm soát các dự án, nhà máy sản xuất, chế biến phân bón hóa học, hoạt động xử lý phụ phẩm, sản phẩm thải sau thu hoạch đảm bảo được xử lý an toàn, đúng quy định; không đốt chất thải rắn, rơm rạ sau thu hoạch. Khuyến khích hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp hạn chế phát sinh khí thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch đối với phương tiện giao thông cơ giới; sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; sử dụng vật liệu chống ồn tại các công trình xây dựng; thực hiện các biện pháp hạn chế phát sinh khí thải từ hoạt động xây dựng, nông nghiệp.

Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát chặt chẽ công tác xử lý bụi, khí thải, các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao từ các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất về bảo vệ môi trường không khí của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đồng thời công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định pháp luật bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Nguyễn Hậu

Theo Đời sống
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top