Ai nên hạn chế sử dụng gừng?

Gừng là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất hay còn gọi là gia vị trong ẩm thực châu Á, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nên dùng gừng.

Gừng là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Giúp kiểm soát chứng chóng mặt, buồn nôn: Gừng là một loại thảo dược tốt để điều trị chứng buồn nôn do chóng mặt. Có thể dùng dưới dạng trà gừng (pha mật ong cho dễ uống), hoặc hãm gừng tươi với nước nóng, để ấm rồi uống…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giảm khó chịu của dạ dày: Gừng cũng có thể giúp giảm đau bụng. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc điều trị buồn nôn và nôn - hai triệu chứng của chứng đau dạ dày.

Trên thực tế, gừng còn được sử dụng để điều trị ốm nghén, đau cơ và đau bụng kinh.

Cải thiện tiêu hóa: Gừng làm giảm khí do quá trình lên men của vi khuẩn đường ruột trong quá trình tiêu hóa. Các enzyme trong gừng giúp cơ thể tống khí ra ngoài, giảm bớt những cảm giác khó chịu.

Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế sử dụng gừng để tránh gây hại sức khỏe:

Người bị âm hư

Tình trạng âm hư là hội chứng thể chất khô nóng, biểu hiện là tay chân phát nhiệt, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, thường xuyên khát nước, bình thường miệng khô, mắt khô, mũi khô, da khô, trong lòng phiền muộn, thường xuyên bực dọc, ngủ kém.

Gừng có vị cay, tính nóng, người bị âm hư ăn gừng sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh gan

Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan tuyệt đối không nên ăn gừng. Gừng sẽ kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và lâu dần có thể gây hoại tử.

Người mắc bệnh sỏi

Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước gừng.

Người nóng trong

Nếu như phổi nóng sẽ gây ra ho khan, dạ dày nóng sẽ sinh ra nôn mửa, miệng hôi, trĩ… Cùng với những người bị các vết thương lở loét, những người mắc các bệnh nóng trong như trên đều không thích hợp ăn gừng.

Nếu muốn ăn gừng, nhất định phải phối hợp với dược liệu có tính lạnh để trung hòa với tính nóng của gừng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bị đau dạ dày

Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.

Phụ nữ có thai

Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Người hay bị xuất huyết

Trong nhiều trường hợp, tính nhiệt của gừng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu ở cơ thể người. Những người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo nên ăn gừng, sẽ gây ra hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiền sử huyết áp cao, bệnh tim

Với những người huyết áp thấp, nước gừng sẽ là thức uống tốt để cải thiện tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, những người huyết áp cao tuyệt đối không nên uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là lúc huyết áp tăng cao. Nước gừng có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Tương tự đối với người có thân nhiệt cao, đặc biệt khi đang bị sốt, không nên sử dụng nước gừng luôn mà nên dùng nước gừng sau khi đã hạ sốt. Một lưu ý là khi bị sốt do cảm nắng, người bệnh tuyệt đối không được uống nước gừng bởi tính nhiệt của gừng sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể tăng đột biến, có thể dẫn đến tử vong.

Theo Đời sống
back to top