90% F0 điều trị tại nhà muốn dùng kháng sinh

Đây là cảnh báo của BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, thành viên nhóm bác sĩ quân y tư vấn F0 tại nhà. Ước lượng có tới 90% F0 điều trị tại nhà đề cập tới kháng sinh khi xin tư vấn dùng thuốc.

Nhiều người không liên hệ được với y tế, ra hiệu thuốc được người bán khuyên dùng kháng sinh. Số ít tỏ ra không tin tưởng bác sĩ dù đã được cảnh báo, tự ý mua thêm thuốc kháng sinh với tâm lý "thừa còn hơn thiếu", "sợ virus chạy vào phổi, uống thuốc để đề phòng".

Theo BS Hoàng, khi sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận. Một số sản phẩm có tác dụng phụ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em dưới 12 tuổi.

Nghiêm trọng hơn, việc lạm dụng gây ra kháng kháng sinh.

Tại Việt Nam, kháng sinh nằm trong danh mục thuốc phải do bác sĩ kê đơn. Theo BS, TTND Trần Sĩ Tuấn, việc người dân tự ý mua về uống là sai quy định và không có lợi cho sức khỏe. F0 tại nhà thường rất ít bị nhiễm trùng do sống trong môi trường tương đối sạch. Kháng sinh chỉ nên được sử dụng cho các F0 điều trị tại bệnh viện, môi trường dễ lây nhiễm chéo.

Các chuyên gia khuyến cáo, F0 điều trị tại nhà cần bình tĩnh, tham khảo tư vấn bác sĩ khi sử dụng thuốc. Không nên vội vàng uống kháng sinh khi có biểu hiện ho, đau họng. Thay vào đó, F0 có thể sử dụng mật ong, siro thảo dược giảm ho.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top