9 sản phẩm tưởng an toàn nhưng gây hại không ngờ cho da mặt

Rất nhiều bạn gái thích thử những loại mặt nạ hoặc tẩy tế bào chết “tự chế” cho da mặt và cơ thể tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những sản phẩm nào là an toàn cho làn da.

Dưới đây là 9 sản phẩm thông dụng bạn nên tránh sử dụng khi tự chế các loại mặt nạ chăm sóc da tại nhà.

Baking soda

Kết cấu hạt của baking soda có vẻ giống như những hạt nhỏ li ti có trong các sản phẩm tẩy da chết cho mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, những thành phần này không hề tốt cho da mặt do có tính tẩy rửa rất mạnh. Ngoài ra, độ pH của làn da nằm trong khoảng 4,5-5,7. Trong khi đó, độ pH của baking soda là 9, tức là có tính kiềm quá cao không thích hợp dùng cho da mặt. Việc thoa baking soda lên da mặt chỉ khiến da bị khô, mất nước và bong tróc mà thôi.

Kem đánh răng

Nhiều người có thói quen thoa kem đánh răng lên các nốt mẩn đỏ hoặc các nốt mụn với mong muốn những nốt mẩn xấu xí này sẽ nhanh biến mất. Việc làm này là không nên do kem đánh răng hoàn toàn không có tác dụng trị mụn. Ngoài ra, kem đánh răng chứa các thành phần như peppermint, peroxide, hương liệu nhân tạo, cồn, có thể làm cháy da và khiến da bị khô, tấy đỏ. Tốt hơn, bạn nên sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa benzoyl peroxide.

9 san pham tuong an toan nhung gay hai khong ngo cho da mat hinh anh 1
Kem đánh răng có thể đốt cháy da.

Nước nóng

Nước nóng làm da mất độ ẩm tự nhiên khiến da bị khô và phá hủy hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da. Đó là lý do một số người thấy xuất hiện những nốt đỏ trên da sau khi tắm bằng nước nóng. Nước nóng còn đặc biệt có hại với những người mắc các bệnh vảy nến, dày sừng, chàm (eczema). Với những người bị mụn, nước nóng còn có thể khiến mụn lây lan nhanh hơn sang các vùng da khác.

Nước oxy già

Trong trường hợp da bị trầy xước, bị thương nhẹ, nước oxy già là chất khử trùng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm này như một sản phẩm dưỡng da thì không tốt. Nước oxy già khiến da bị kích ứng và nổi mẩn đỏ. Nếu sử dụng quá thường xuyên, nó còn có thể phá hủy lớp bảo vệ da và ảnh hưởng tới độ ẩm của làn da.

Đường và muối

Hai sản phẩm này có tác dụng tẩy da chết cho làn da trên cơ thể khá tốt. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chúng cho da mặt vì đây là vùng da mỏng hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Bạn có thể trộn dầu olive với đường nâu để tạo hỗn hợp tẩy da chết hoàn hảo cho cơ thể, trừ da mặt.

Kem dưỡng tay

Da tay không nhạy cảm như da mặt. Tay chúng ta tiếp xúc với các chất tẩy rửa và các sản phẩm vệ sinh hầu như mỗi ngày. Thoa kem dưỡng tay lên mặt có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da bị khô và kích ứng. Ngoài ra, kem dưỡng tay còn có thể chứa những thành phần gây dị ứng nghiêm trọng cho da mặt.

9 san pham tuong an toan nhung gay hai khong ngo cho da mat hinh anh 2
Nước nóng khiến mụn lan rộng ra.

Rượu

Nhiều người tin rằng rượu có thể giúp da mặt “đánh bay” nhanh chóng những nốt mụn đáng ghét. Tuy nhiên, rượu sẽ phá hủy lớp bảo vệ của làn da, khiến da tiết ra nhiều bã nhờn hơn để tự bảo vệ. Lớp màng bảo vệ bị phá hủy khiến vi khuẩn, bụi bẩn và các thành phần độc hại khác dễ xâm nhập vào da hơn. Ngoài ra, rượu cũng khiến da bị khô.

Chanh

Nhiều người tin rằng chanh có thể giúp xóa đi những vết sạm màu, tàn nhang hay những nốt mụn trên da. Tuy nhiên, độ pH của nước chanh nằm trong khoảng 2-3, tức là có tính axit mạnh. Do đó, khi bạn thoa nước chanh lên mặt, nó sẽ gây bào mòn và mỏng da, kích ứng các tế bào da, khiến da bị rát và tấy đỏ.

Dầu chứa trong các loại quả họ cam quýt còn khiến da dễ bị bắt nắng và đen sạm đi khi ra nắng sau khi thoa nước cốt chanh.

Quế

Nhiều bạn gái thích sử dụng quế để chữa mụn nhọt, các vết sạm đen, dưỡng da trắng hồng. Tuy nhiên, quế có thể gây cháy ra, khiến da bị khô và nổi mụn. Các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo việc dùng lượng lớn sản phẩm này để dưỡng da trong thời gian dài có thể gây những tác hại không thể khắc phục.

Theo news.zing.vn
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top