8 phép thở bí truyền trị các bệnh mạn tính

(khoahocdoisong.vn) - Pháp công này được gọi là hành công trị tạng. Đây là công pháp khí công bí truyền được ví như phép luyện thuốc trường sinh, rất hiệu quả đối với các rối loạn toàn thân như đái tháo đường, mỡ máu, cao huyết áp, các bệnh mạn tính và nhất là các bệnh ở lục phủ ngũ tạng (tâm - can - tỳ - phế - thận).

Công pháp này nhằm mục đích khởi thông kinh lạc, hoạt khí huyết, lưu thông thủy dịch toàn thân. Thanh lọc trọc khí ở lục phủ ngũ tạng, tăng sức đề kháng toàn thân. Giúp cho năng lượng sinh học mạnh lên, tiêu trừ bệnh tật, phục hồi chức năng - tăng cường sức khỏe và trường thọ. Hành công trị tạng có thể thực hiện đả thông kinh lạc, hoạt khí huyết đều cho tất cả lục phủ ngũ tạng khi bệnh toàn thân. Nhưng cũng có thể thực hiện riêng cho tạng bị bệnh.

Đây cũng là một trong những pháp luyện linh đan của khí công, tức là linh dược (luyện thuốc trường sinh trong cơ thể). Vì bếp là đan điền (đủ tinh - khí - thần). Năng lượng để luyện linh đan là khí hải (bế khí tại đan điền). Lửa để luyện linh đan là tâm hỏa chiếu xuống. Gió để thổi lửa là hơi thở gọi là tốn phong.

Chuẩn bị: Người bệnh ngồi trên ghế dựa hoặc ngồi khoanh chân kiết già hay bán già trên sàn, thân thẳng, người thả lỏng, hai bàn tay kết ấn kim cang (tay nọ đặt chồng lên tay kia, sao cho mười ngón tay kết nối với nhau). Miệng ngậm tự nhiên và hướng tâm về đan điền (khoang bụng dưới).

Thở đan điền: Hướng tâm về khoang bụng dưới và quan sát hơi thể để tam bảo quy nguyên, tinh, khí, thần hội tụ. Thở khoảng 18 hơi thở.

Thở gan (thở tại mạng sườn phải): Thở tự nhiên tại mạng sườn phải một lúc. Sau đó khi hít vào tâm nhận biết mạng sườn phải để tụ khí, đồng thời niệm âm "Hư" trong tâm tưởng. Khi thở ra thì thả lỏng mạng sườn phải và cũng niệm âm "Hư". Thực hiện 18 hơi thở.

Thở tâm tạng (thở tại ngực trái): Thở tự nhiên tại ngực trái một lúc, sau đó khi hít vào tâm nhận biết ngực trái để tụ khí, đồng thời niệm câu " Ha" trong tâm tưởng. Khi thở ra thì thả lỏng ngực trái và cùng niệm âm "Ha". Thực hiện 18 hơi thở.

Thở tỳ tạng (thở lá lách): Thở tại trung quản, là trung tâm lực của tỳ vị, huyệt nằm trên rốn 3 cm. Thở tại huyệt trung quản một lúc. Sau đó khí hít vào tâm nhận biết trung quản để tụ khí đồng thời niệm âm "Hô" trong tâm tưởng. Thở ra thì thả lỏng trung quản và cũng niệm âm "Hô". Thực hiện 18 hơi thở.

Thở phế tạng (thở cho phổi): Ta thở tại đản trung, là trung tâm năng lượng của hai phổi. Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa lồng ngực. Điểm giữa đường thẳng nối 2 núm vú. Thở tại đản trung một lúc, sau đó hít vào tâm nhận biết đản trung để tụ khí, đồng thời niệm ấm "Hu" trong tâm tưởng. Khi thở ra thì thả lỏng đản trung và cũng niệm âm "Hu".Thực hiện 18 hơi thở.

Thở tạng thận: Thở tại mệnh môn, là trung tâm năng lượng của 2 thận nằm ở giữa thắt lưng. Trước tiên thở tự nhiên tại mệnh môn một lúc, sau đó khi hít vào tâm nhận biết mệnh môn để tụ khí, đồng thời niệm âm "Suy" trong tâm tưởng. Khi thở ra thì thả lỏng mệnh môn và cũng niệm âm "Suy".

Thở toàn thân: Khi hít vào tâm nhận biết đan điền để tụ khí. Khi thở ra thì thả lỏng toàn thân và cảm nhận năng lượng lan tỏa toàn thân. Thực hiện 18 hơi thở.

Thở toàn thân và vũ trụ: Khi hít vào ta cảm nhận năng lượng vũ trụ xâm nhập toàn thân qua làn da. Thở ra ta cảm nhận năng lượng trong thân lan tỏa ra vũ trụ qua làn da.

BSVS Nguyễn Văn Thắng (Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top