6 doanh nghiệp trong nước đăng ký thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

Bộ Y tế cho biết hiện có 6 nhà máy nộp hồ sơ đăng ký thuốc Molnupiravir nhằm chủ động được nhu cầu thuốc điều trị Covid-19, Molnupiravir, trong nước.
molnupiravir.jpg

Trường hợp Bộ Y tế được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho cơ chế cấp giấy lưu hành sản phẩm trong trường hợp khẩn cấp phòng chống dịch, các nhà máy trong nước có thể chủ động được nhu cầu thuốc Molnupiravir.

Cơ chế này có thể tháo gỡ khó khăn do quy định tại Điều 56, Điều 87 (khoản 1) và Điều 89 (khoản 1, điểm b khoản 3) của Luật Dược.

molnupiravir.jpg
Đến nay, số tỉnh thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là 34 địa phương. Nguồn internet

Trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19, Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir,...

Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.

Các thuốc khác hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 có thể kể đến thuốc ức chế phản ứng miễn dịch (chất ức chế Interleukin-6, Baricitinib), thuốc chống đông, kháng sinh, kháng nấm cũng như các loại thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. 

Theo Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, đến nay, số tỉnh thành sử dụng có kiểm soát  thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là 34 địa phương, tăng 12 tỉnh thành so với đầu tháng 11/2021.

Trước đó, GS.TS.BS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, hiện có khoảng 46-50 hoạt chất điều trị Covid-19. Việt Nam về cơ bản đã chủ động sản xuất trong nước đảm bảo khoảng 70%.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu ngành y tế và các đơn vị liên quan thúc đẩy sản xuất văcxin ngừa Covid-19 và thuốc điều trị, tăng cường năng lực y tế trong nước.

Bộ Y tế cấp phép cho 39 doanh nghiệp nhập nguyên liệu và chủ động về thuốc kháng virus Molnupiravir, đảm bảo Việt Nam không thiếu thuốc điều trị Covid-19 cho bất kỳ tình huống dịch bệnh nào.

Theo Đời sống
back to top