59% sản phụ nhập viện điều trị COVID-19 chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi văcxin

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 được tổ chức ngày 10/3, số liệu thống kê của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy, trong số 915 phụ nữ mang thai nhập viện điều trị COVID-19 có 59% sản phụ chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi văcxin.
san-phu-4.jpg
59% sản phụ nhập viện điều trị COVID-19 chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin

Các sản phụ đã tiêm văcxin có tỉ lệ chuyển nặng thấp hơn. Đối với trường hợp phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp có thể có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19.

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 cũng có nhiều khả năng sinh con trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ (sinh non). Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề như thai chết lưu và sẩy thai.

Thai phụ cần phải đến viện theo dõi, điều trị hoặc có thể phải cấp cứu khi mắc các triệu chứng nặng sau:

Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút hoặc SpO2 < 96%, cảm giác đau tức ngực, gắng sức để thở, chân tay lạnh.

Sốt > 38,5 độ C đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ nhiệt độ.

Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ); đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước; ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi nhưng dùng các biện pháp không đỡ.

Các biểu hiện bất thường như xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều/ít quá mức so với bình thường; có máu bất thường qua âm đạo - dịch hồng.

san-phu-2.jpg
Phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ mắc COVID-19

Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em sẽ xây dựng hướng dẫn chăm sóc tại nhà phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 trong thời gian tới.

Đồng thời, đề xuất sửa đổi, cập nhật hướng dẫn tiêm chủng cho bà mẹ và trẻ nhỏ, hướng dẫn dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, các mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong mẹ, giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện trong năm 2022.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định công tác phòng chống dịch COVID-19 cho bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh trong năm 2022 vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Các đơn vị liên quan cần lập các kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, tài lực để sẵn sàng đáp ứng các cấp độ dịch khác nhau có thể xảy ra trong năm 2022.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top