50 đột biến gene ở bệnh đậu mùa khỉ - nguy cơ các đợt bùng dịch mới

Đậu mùa khỉ thoạt đầu chỉ xuất hiện ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, nhưng nay đã bắt đầu xuất hiện ở cả trẻ em. 17.000 người ở hơn 70 nước mắc đậu mùa khỉ, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp dù thừa nhận chưa hiểu cách lây. Bộ gene bệnh đậu mùa khỉ đã có gần 50 đột biến kể từ năm 2018.

Hôm 23/7, lần thứ hai trong vòng 2 năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Lần này, nguyên nhân là bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã lây lan tới hơn 70 nước với gần 17.000 người mắc chỉ trong vài tuần.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thừa nhận nhân loại đang đối mặt với một căn bệnh có những cách thức lây truyền mới mà con người chưa hiểu biết đầy đủ. Đậu mùa khỉ thoạt đầu chỉ xuất hiện ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới nhưng nay đã bắt đầu xuất hiện ở cả trẻ em.

Theo các phân tích gene sơ bộ các mẫu bệnh phẩm lấy từ người nhiễm bệnh, bộ gene bệnh đậu mùa khỉ đã có gần 50 đột biến kể từ năm 2018, nhiều hơn 6 hoặc 7 đột biến so với ước tính ban đầu của giới khoa học, theo báo New York Times.

Không rõ liệu các đột biến có làm thay đổi phương thức lây truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh hay không. Tuy nhiên, phân tích ban đầu cho thấy bệnh đậu mùa khỉ có thể đã thích nghi để lây lan giữa người với người dễ dàng hơn so với trước năm 2018.

dau-mua-khi-hop.jpg
Việt Nam họp khẩn ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Theo ông Tedros, do đậu mùa khỉ bùng phát "tập trung ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình" nên có thể ngăn chặn căn bệnh này lây lan bằng các chiến lược phù hợp với nhóm này.

Mặc dù bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi, các nhà nghiên cứu vẫn đang đánh giá các con đường lây truyền trong đợt bùng phát hiện tại. Nhiều người trong số những người bị nhiễm cho biết họ không xác định được nguồn lây nhiễm, một dấu hiệu cho thấy sự lây lan trong cộng đồng đã không bị phát hiện trong thời gian dài.

Tiến sĩ James Lawler, đồng giám đốc Trung tâm an ninh y tế toàn cầu của Đại học Nebraska (Mỹ), ước tính có thể mất một năm hoặc hơn để kiểm soát đợt bùng phát đậu mùa khỉ. Khi đó, virus này có khả năng đã lây nhiễm cho hàng trăm ngàn người, thậm chí là bệnh lưu hành ở một số nước.

Với bệnh đậu mùa khỉ, một khi đợt bùng phát càng kéo dài, khả năng virus di chuyển từ người bị nhiễm sang quần thể động vật càng lớn. Bởi vì điều đó, mầm bệnh sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn và thi thoảng sẽ gây ra các đợt bùng dịch mới ở người.

Ông Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins tại Trường Y tế công cộng Bloomberg (Mỹ), nhấn mạnh đại dịch COVID-19 và sự gia tăng của bệnh đậu mùa khỉ nên được coi là lời cảnh báo cho các chính phủ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho các đại dịch mới kể cả khi WHO không báo động.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top