5 loại đồ uống cần tránh xa khi trời nóng 40 độ C

Những thức uống mát lạnh như nước ngọt, bia… có thể khiến bạn cảm thấy “đã khát” trong vài phút, nhưng trên thực tế lại khiến cơ thể thiếu nước hơn.

Nước ngọt có gas:

Lượng đường cao trong các loại nước ngọt có gas không chỉ gây ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe, mà còn có tác động trực tiếp đến tình trạng mất nước của cơ thể. Khi đang khát mà uống nước ngọt, bạn có thể cảm thấy sảng khoái hơn, nhưng quá nhiều đường vào máu khiến cơ thể phải làm việc vất vả hơn để bình ổn, kích thích não phát tín hiệu làm gia tăng cảm giác khát nước của bạn. Ảnh: Time.

Đồ uống có cồn:

Một cốc bia hay một ly cocktail mát lạnh nghe như giải pháp hoàn hảo cho buổi chiều hay buổi tối nóng nực. Tuy nhiên, cồn trong các loại đồ uống này có xu hướng thúc đẩy cơ thể bài tiết nước tiểu nhiều hơn, khiến cho bạn càng có cảm giác khát nước và mệt mỏi. Ảnh: Istock.

Cà phê:

Caffeine cũng kích thích cơ thể bài tiết nước tiểu và khiến cho tình trạng thiếu nước của bạn trầm trọng hơn trong nhưng ngày nóng nực. Đặc biệt, nếu không quen uống cà phê, bạn không nên dùng tới đồ uống này trong những ngày có nhiệt độ cao, do cơ thể sẽ khó thích nghi và có thể khiến bạn bị say cà phê dễ dàng hơn. Ảnh: Timeout.

Nước hoa quả đóng chai:

Nước hoa quả nghe có vẻ là một lựa chọn hợp lý hơn. Trên thực tế, chúng cũng chứa rất nhiều đường và không thể xóa đi cơn khát của bạn. Tương tự, các loại sinh tố hoa quả ở cửa hàng cũng thường được cho thêm sữa đặc và đường. Nếu thực sự muốn giải khát, bạn nên yêu cầu giảm lượng đường và sữa trong sinh tố. Ảnh: Framepool.

Nước quá lạnh:

Nước quá lạnh kỳ thực không có tác dụng làm “nguội” cơ thể hơn so với nước mát, mà còn khiến mạch máu co lại, khiến tiêu hóa khó khăn và việc hấp thụ nước vào cơ thể chậm chạp hơn. Đồng thời, do nhiệt độ chênh lệch cao, cơ thể sẽ phải tiêu tốn năng lượng để cân bằng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ảnh: Livestrong.

Do đó, để xua tan cảm giác nóng nực và bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, bạn có thể uống nước lọc mát hoặc nước có thêm vài lát hoa quả như chanh, táo, kiwi…, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Ảnh: EzeBreezy.

Theo Zing

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top