40 bệnh nhân ung thư điều trị bằng miễn dịch cải thiện đáng kể chất lượng sống

Liệu pháp miễn dịch trị liệu trong điều trị ung thư triển khai tại Trường Đại học Y Hà Nội bước đầu cho kết quả tốt với 5 loại ung thư thường gặp. Đến nay khoảng 40 bệnh nhân đã điều trị bằng liệu pháp này với kết quả bước đầu khá lạc quan, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống

GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết các nhà khoa học của trường Đại học Y Hà Nội đang nghiên cứu ứng dụng liệu pháp miễn dịch trị liệu trong điều trị ung thư. 

Theo GS.TS Tạ Thành Văn, liệu pháp miễn dịch trị liệu đưa về thử nghiệm là kế thừa các nhà khoa học trên thế giới. Trong đó, điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là hướng điều trị được giới y học quan tâm rất nhiều. Liệu pháp này giống như việc chúng ta tăng cường nội lực của chính bản thân mình và khi mình khỏe mạnh sẽ chống được mọi tác nhân bên ngoài.

Liệu pháp này đã được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm trên người từ năm 2017, triển khai tại Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đến nay đã có khoảng 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này với kết quả bước đầu khá tốt, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, giảm kích thước khối u.

“Với liệu pháp này, chúng tôi thực hiện phân tách tế bào thông qua việc lấy 10 - 30ml máu có chứa hàng triệu tế bào. Chúng sẽ được nhân lên thành nhiều tỉ tế bào sau 2 tuần. Nếu tế bào bệnh nhân đủ khỏe, thì tế bào nhân được lên tới 10 tỉ.

GS.TS Tạ Thành Văn- Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: Với kiến thức và y học hiện nay, hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh ung thư, thậm chí một số loại có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm.

Như vậy sức đề kháng của bệnh nhân tăng đáng kể. Sức đề kháng tăng thì ung thư cũng bị tiêu diệt, bệnh khác bị loại trừ. Liệu pháp này giúp cải tiến lâm sàng tốt, chất lượng cuộc sống bệnh nhân tăng đáng kể”, GS.TS Tạ Thành Văn cho hay.

Liệu pháp miễn dịch trị liệu trong điều trị ung thư được áp dụng điều trị với các bệnh ung thư có nhiều người mắc là phổi, gan, dạ dày, đại tràng và vú. Kết quả cho thấy các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng như ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện, chất lượng sống được nâng cao.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang đánh giá tình trạng bệnh nhân trước và sau điều trị để có nhận định lâu dài, trước mắt cuối năm nay kết thúc đánh giá, sau đó xem xét có ứng dụng rộng rãi với bệnh nhân hay không. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào cuối năm nay.

Cũng liên quan đến các phương pháp điều trị ung thư, GS.TS Tạ Thành Văn cho biết, các nhà khoa học của trường đang chuẩn bị cùng đối tác Nhật Bản nghiên cứu thực nghiệm vắc xin điệu trị ung thư tại Việt Nam.

Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy kháng nguyên từ chính khối u của bệnh nhân, tách chiết rồi truyền trở lại cho người bệnh nhằm mục đích tạo ra kháng thể chống lại chính bệnh ung thư ở người bệnh đó.

Lãnh đạo nhà trường coi dự án này là một nghiên cứu trọng điểm trong chuỗi các hoạt động nhằm phòng chống bệnh ung thư

“Thoạt nghe có thể nhiều người thấy lạ với cụm từ vắc xin điều trị bởi vắc xin gắn với dự phòng. Tuy nhiên, taại Nhật Bản, đã có những bệnh viện đang thực nghiệm trong khuôn khổ của bệnh viện mình và đã có những hiệu quả với một số nhóm bệnh ung thư. Chúng tôi cũng đi theo phương án này" – GS.TS Tạ Thành Văn cho biết.

Bên cạnh đó, cuối năm 2019, đề tài nghiên cứu về gen trị liệu hỗ trợ điều trị ung thư thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội sẽ hoàn tất để báo cáo Bộ Y tế trước khi đưa ra ứng dụng rộng rãi.

Việc ứng dụng gen trị liệu hỗ trợ điều trị ung thư đã cho những kết quả đáng khích lệ về thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân.

Đối với nhiều người dân, nhắc tới ung thư đồng nghĩa với "án tử", bởi không ít người cho rằng ung thư là căn bệnh mà y học bó tay.

Song, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh này đều khẳng định, với các tiến bộ khoa học ngày càng bứt phá, hiện nay, ung thư cũng chỉ như những căn bệnh khác, có thể chữa khỏi. Thực tế, 1/3 số bệnh ung thư có thể dự phòng được, 1/3 các loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời; và với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp điều trị tốt, có thể kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho 1/3 số bệnh ung thư còn lại.

GS.TS Tạ Thành Văn nhấn mạnh: Với kiến thức và y học hiện nay, hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh ung thư, thậm chí một số bệnh ung thư có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm. Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới mọi người, rằng người dân nên biết những kiến thức y học thường thức để có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và người thân, cộng đồng.

Theo suckhoedoisong.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top