396 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trong 9 tháng đầu năm 2021

(khoahocdoisong.vn) - 734 trong 15.270 cơ sở được thanh tra, kiểm tra đã vi phạm về an toàn thực phẩm. Tổng số tiền xử phạt hơn 10 tỷ đồng, buộc tiêu hủy 80.067kg sản phẩm.

Đó là những con số dựa trên báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn Thực phẩm TPHCM trong 9 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn TPHCM.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm được tăng cường với 15.270 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Trong đó, phát hiện 734 cơ sở vi phạm, xử phạt 396 cơ sở với tổng số tiền là 10.012.389.600 đồng, buộc tiêu hủy 80.067 kg sản phẩm.

che-bien-thuc-pham.jpg
Trong bối cảnh dịch Covid-19,  TPHCM tăng cường thanh tra, kiểm tra 15.270 cơ sở về an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa 

Trong bối cảnh dịch Covid-19, TPHCM cũng đã tiến hành kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 12 cơ sở cung cấp suất ăn trên địa bàn, phục vụ Trung tâm cách ly tập trung, Bệnh viện dã chiến... Qua đó, yêu cầu tạm ngưng cung cấp suất ăn 5 cơ sở do đơn vị có bệnh nhân nhiễm Covid-19, hoạt động không hiệu quả.

Ngoài ra, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM phối hợp với địa phương tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP, tiến hành kiểm tra 7.213 lượt xe.

Cục Quản lý Thị trường tham gia đoàn liên ngành phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc đi kiểm tra 33.100 vụ, phát hiện 40 vụ vi phạm về kiểm dịch và các quy định về thú y trong quá trình vận chuyển. Tại các chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm như Hóc Môn, Bình Điền… 26 trường hợp đã bị xử phạt với tổng số tiền là 169.830.000 đồng.

Về các chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn, trong 9 tháng đầu năm, Ban quản lý đã ký kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 15 tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long).

Qua đó phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top