37 tuổi muốn sinh con nhưng sợ nguy cơ

(khoahocdoisong.vn) - Nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu, sinh non, thai ngoài tử cung… Đặc biệt, nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ.

Hỏi: Vợ chồng tôi lúc đầu chỉ quyết định sinh một con. Hiện nay con tôi đã lớn, điều kiện gia đình cũng có nên chúng tôi muốn tiếp tục sinh con. Điều tôi lo lắng nhất là tôi đã 37 tuổi, không biết để sinh con tự nhiên hay thụ tinh cho an toàn? Nguy cơ gặp phải khi sinh con ở tuổi cao là gì?

Nguyễn Thị Hằng (Hải Dương)

BS Nguyễn Thị Sim.

BS Nguyễn Thị Sim.

BS Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Tuổi tác ảnh hưởng lớn đến khả năng làm mẹ. Tuy nhiên, việc có được đứa con khỏe mạnh còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường, lối sống… của mẹ.

Độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 34 tuổi. Sau độ tuổi này, số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm dần khiến việc thụ thai tự nhiên khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu, sinh non, thai ngoài tử cung…

Đặc biệt, nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ, do mẹ càng lớn tuổi thì khả năng phôi bị rối loạn NST rất cao, dẫn đến các bệnh như hội chứng Down, Edwards… Theo một nghiên cứu, mẹ 25 tuổi có tỷ lệ sinh con bị bệnh Down chỉ là 1/1250; 30 tuổi là 1/952, trên 35 tuổi là 1/378, trên 45 tuổi là 1/30.

Nhờ sự tiến bộ của y học, rất nhiều trường hợp chị em lớn tuổi, thậm chí đã mãn kinh, hoặc gặp vấn đề về tử cung, buồng trứng, bị bệnh mạn tính… vẫn có thể sinh con. Tuy nhiên sẽ rất tốn kém, vì các mẹ lớn tuổi không chỉ làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mà nên kết hợp thêm sàng lọc rối loạn di truyền của phôi, giúp giảm tỉ lệ sảy thai, thai lưu, thai dị tật. Đặc biệt, tỷ lệ thành công của IVF ở những người trên 35 tuổi thấp hơn rất nhiều so với độ tuổi 20 - 34.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top