30 tuổi có nên mổ thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm mổ sớm ở người trẻ tuổi hoặc trong độ tuổi lao động khi phẫu thuật các bác sĩ chỉ can thiệp tối thiểu đến mức có thể để bảo tồn tối đa các cấu trúc giải phẫu cũng như các chức năng cột sống.
Thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tại BV Việt Đức.

Hỏi: Tôi mới 35 tuổi, bị đau lưng đi khám được kết luận thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng tôi sợ biến chứng liệt nửa người.

Xin hỏi, trường hợp nào thì nên phẫu thuật? Còn trẻ thì điều trị phương pháp khác hơn hay là phẫu thuật?

Đỗ Hạnh Hà (Hà Nội)

ThS Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức: Khi đã có chẩn đoán xác định bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng-cùng, việc phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể .

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng phù hợp với hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên phim chụp cộng hường từ, kèm theo có biểu hiện các triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa (yếu cẳng-bàn chân, tê bì đau buốt vùng mông và cùng cụt, bí tiểu).

Hoặc có yếu liệt hai chân tiến triển, hoặc có biểu hiện teo cơ, hoặc đã điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tích cực 6 tháng không cải thiện triệu chứng, hoặc bệnh nhân có các biểu hiện tác dụng phụ của điều trị nội khoa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hội chứng giả Cushing… thì nên phẫu thuật sớm.

Nhiều bệnh nhân trẻ (20->40 tuổi) lo lắng sau phẫu thuật liệu cột sống của mình còn “ổn” hay không, còn lao động được nữa hay không?

Thực tế, thoát vị đĩa đệm là nhóm bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi hoặc trong độ tuổi lao động và quá trình phẫu thuật các bác sĩ chỉ can thiệp tối thiểu đến mức có thể để bảo tồn tối đa các cấu trúc giải phẫu cũng như các chức năng cột sống nên các bạn không quá lo lắng cột sống của mình sẽ bị “yếu” đi sau phẫu thuật.

Chính việc do dự và đi tìm các phương pháp điều trị khác (đông y, thuốc nam, châm cứu, kéo giãn cột sống..) khi bệnh lý của mình đã đến lúc có chỉ định phẫu thuật đã làm cho các bạn bỏ lỡ đi khoảng thời gian quý báu của việc phẫu thuật và giải phóng chèn ép thần kinh sớm, yếu tố quan trọng giúp phục hồi hoàn toàn chức năng cột sống.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top