30 năm chưa cứu nổi dòng sông

(khoahocdoisong.vn) - Trong khi TP. Hà Nội cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước triển khai các dự án làm sạch sông Tô Lịch, thì ngay trên bờ rác thải đang “góp phần” làm cho dòng sông này ô nhiễm hơn.

Ô nhiễm do “lỗ hổng” trong quản lý

Sau một thời gian dài bị “bức tử” bởi các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp độc hại, cùng với phế liệu và rác thải… từ một con sông đẹp, Tô Lịch đã nhanh chóng trở thành một dòng sông “chết”. 

Gần 30 năm qua, chính quyền Hà Nội cùng nhiều tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã triển khai các giải pháp nhằm cứu dòng Tô Lịch, nhưng đến nay, sông vẫn chưa thể “hồi sinh”. Mới đây, Công ty TNHH thoát nước Hà Nội còn đề xuất chi 150 tỷ đồng dẫn nước sông Hồng thau rửa sông Tô Lịch.

Mặc dù, UBND TP. Hà Nội chưa có động thái quyết định hay phủ nhận đề xuất trên, nhưng nhiều chuyên gia môi trường đã có ý kiến không tán thành đề xuất bởi các hệ lụy đối với hạ lưu.

Ngoài việc phải "gánh" nước thải, sông Tô Lịch còn bị đe dọa bởi rác thải.

Ngoài việc phải "gánh"  nước thải, sông Tô Lịch còn bị đe dọa bởi rác thải.

Theo ước tính của Sở TN&MT Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch thông qua gần 300 ống cống. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nguồn nước thải bẩn của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển…

Còn theo các chuyên gia môi trường, nguyên nhân khiến sông Tô Lịch bị ô nhiễm dai dẳng suốt nhiều năm, trong khi chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường với nhiều chế tài và sự tham gia quản lý của nhiều cơ quan từ Trung ương tới địa phương, là do “lỗ hổng” trong công tác thực thi quản lý.

Bên cạnh đó, ý thức, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, hướng đến khắc phục, cải thiện chất lượng nước sông vẫn còn hạn chế. Nhiều nơi, người dân còn tập kết phế liệu, rác thải ngổn ngang ở hai bên bờ sông.

Rác thải đang là 1 trong những nguyên nhân khiến sông Tô Lịch khó "hồi sinh".

Rác thải đang là 1 trong những nguyên nhân khiến sông Tô Lịch khó "hồi sinh".

Phải xử lý nghiêm

Ghi nhận của PV Báo KH&ĐS cuối tháng 11/2019 cho thấy, hai bên sông vẫn xuất hiện các điểm đổ phế liệu, rác thải tự phát. Mỗi khi mưa xuống, rác lại tràn xuống, khiến dòng sông vốn dĩ đã bẩn lại càng ô nhiễm hơn.

Dọc tuyến đường Bằng Liệt (thuộc hai phường Hoàng Liệt và Đại Kim, quận Hoàng Mai), những bãi rác tự phát nhiều vô kể. Lâu ngày, rác tồn đọng thành những khối lớn.

Theo chính quyền phường Hoàng Liệt, nhiều năm nay Dự án thoát nước giai đoạn 2 do Ban Quản lý Dự án Thoát nước (Sở Xây dựng Hà Nội) làm chủ đầu tư đã tạm dừng thi công. Điều đó đã tạo điều kiện cho các đối tượng đổ trộm tập kết đất, rác, phế thải… về khu vực đất trống ven sông Tô Lịch.

Ven sông Tô Lịch có nhiều điểm tập kết như thế này.

Ven sông Tô Lịch có nhiều điểm tập kết như thế này.

Sang quận Thanh Xuân, đoạn sông qua các phường Khương Đình, Khương Trung, Kim Giang, Hạ Đình, Thượng Đình và Nhân Chính cũng thành là nơi tập kết các loại rác.

Ngay những điểm tập kết rác có pano tuyên truyền của HTX Thành Công cũng trở thành những vị trí ô nhiễm, rác tràn cả xuống sông.

Đốt cả cây mục ven sông.

Đốt cả cây mục ven sông.

Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần có trách nhiệm trong việc dẹp bỏ các bãi rác tự phát ven sông.

Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần có trách nhiệm trong việc dẹp bỏ các bãi rác tự phát ven sông.

Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia, TS. Đào Trọng Tứ - Trưởng Ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho rằng việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, không vứt đổ phế liệu, rác thải bừa bãi ở ven sông Tô Lịch là điều cần thiết.

“Nhưng, nói đi cũng phải nói lại là vì sao người dân vẫn vứt đổ phế liệu, rác thải như vậy? Đó là câu chuyện của việc quản lý chưa nghiêm”, ông Tứ nhấn mạnh.

Một vị trí với nhiều bóng đèn vỡ vụn bị đổ trộm ra ven sông.

Một vị trí với nhiều bóng đèn vỡ vụn bị đổ trộm ra ven sông.

 Theo ông Tứ, từ khi bê tông hóa sông Tô Lịch, dòng sông này chỉ được tiếp nhận có 2 nguồn nước chính, đó là nước thải và nước mưa. Tuy nhiên, vì lượng nước thải chưa qua xử lý đổ xuống sông hàng ngày quá lớn và không có dòng chảy nên Tô Lịch đã trở thành một dòng sông chết.

Thứ đến là rác thải, cần dẹp bỏ các điểm đổ phế liệu, rác thải ven sông. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm như lấn chiếm hành lang sông, đổ phế liệu, rác thải gây ô nhiễm.

Theo Đời sống
Đắk Lắk xác minh xe có dấu hiệu quá tải

Đắk Lắk xác minh xe có dấu hiệu quá tải

Ngày 21/03, Chỉ huy Đội CSGT Công an TP Buôn Ma Thuột cho biết đang xác minh, xử lý các phương tiện vi phạm sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí. Đồng thời sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để kiểm tra, xử lý.
"Bát nháo" khai thác cát trên sông Krông Ana

"Bát nháo" khai thác cát trên sông Krông Ana

Sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ sông, tàu hết đăng kiểm vẫn hoạt động, xe chở cát có dấu hiệu "né" qua trạm cân,… là những nguyên nhân gây ra tình trạng "bát nháo" trong khai thác khoáng sản trên sông Krông Ana, Đắk Lắk.
back to top