3 “văcxin” giúp sống an toàn với Covid-19

Văcxin ngừa Covid-19, tăng cường hệ miễn dịch và thói quen mới là 3 loại "văcxin" giúp người dân sống chủ động, an toàn với Covid-19 trong tình hình mới.

Các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, văcxin ngừa Covid-19 có tác dụng giúp cơ thể kích hoạt hệ miễn dịch để nhận diện và tiêu diệt ngay khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể.

Văcxin có thể không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh, nhưng giúp chúng ta bệnh nhẹ hơn và giảm nguy cơ chuyển nặng.

chich-ngua-covid-19.jpg
Văcxin ngừa Covid-19 có tác dụng giúp cơ thể kích hoạt hệ miễn dịch để nhận diện và tiêu diệt ngay khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể.

HCDC cho biết, tính đến hết ngày 6/10/2021, TPHCM đã tiêm được gần 12 triệu mũi tiêm. TPHCM hiện có 97,3% người trên 18 tuổi tiêm 1 mũi, 68,7% người tiêm đủ 2 mũi.

Nhờ văcxin ngừa Covid-19, số ca chuyển nặng cần sự hỗ trợ của ngành y tế vẫn nằm trong khả năng đáp ứng. Vì vậy, để phục hồi kinh tế và hoạt động xã hội trong tình hình mới, việc tiêm phủ văcxin cho người dân trên 18 tuổi là cực kỳ quan trọng.

Mũi 1 (liều 2 mũi) phải ít nhất sau 14 ngày mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ chỉ đạt ở mức rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở lên, văcxin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và chỉ đạt ở mức khoảng 60% - 90% tùy theo loại văcxin.

Do vậy, chúng ta cần loại "văcxin" thứ hai là những thói quen mới như rửa tay thường xuyên; hạn chế sờ chạm bàn tay vào các bề mặt công cộng cũng như hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

khau-trang.jpg
Đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách an toàn khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với người khác. Ảnh: Lãnh đạo Bộ Y tế đi kiểm tra một buổi tiêm ngừa văcxin Covid-19. 

Đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với người khác, khi đến nơi đông người; hạn chế tụ tập đông người... 

Hệ miễn dịch chính là "văcxin" bên trong bền vững nhất, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu khi SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể.

Để nâng cao hệ miễn dịch, nên ăn nhiều trái cây và rau củ đủ màu sắc; hạn chế bia rượu; sử dụng nhiều thực phẩm giàu kẽm. Phơi nắng sớm 10 – 15 phút/ngày để có đủ lượng vitamin D.

Theo HCDC, không để cơ thể mất nước, luôn nhớ uống đủ nước. Bên cạnh đó, ngủ ngon đủ giấc với 7 - 8 giờ/đêm luôn quan trọng hàng đầu trong duy trì miễn dịch khỏe mạnh. Duy trì các bài tập thể dục trong nhà hoặc ngoài trời 30 phút mỗi ngày, để giảm stress, cân bằng cuộc sống.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top