3 kịch bản đại dịch

(khoahocdoisong.vn) - Chiến dịch tiêm chủng đã được triển khai rộng khắp thế giới và nhiều loại văcxin ngừa Covid-19 có hiệu quả cao. Việc triển khai văcxin có thể là dấu hiệu đại dịch sắp chấm dứt, nhưng đại dịch kết thúc không có nghĩa virus SARS-CoV-2 chấm dứt sự tồn tại.

Khả năng lây truyền và độc lực virus

Khi virus tiến hoá, khả năng lây truyền và độc lực đều thay đổi. Với virus gây bệnh ở đường hô hấp, khả năng lan truyền có liên quan đến sự phát triển và sự bài tiết virus ở đường hô hấp trên; trong khi đó độc lực lại liên quan đến khả năng xâm nhập và nhân lên ở đường hô hấp dưới.

Với SARS-CoV-2, độc lực có thể giảm do miễn dịch cộng đồng ngày càng gia tăng nhờ tiêm chủng và nhiễm tự nhiên. Ảnh: Bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (TPHCM)

Với SARS-CoV-2, độc lực có thể giảm do miễn dịch cộng đồng ngày càng gia tăng nhờ tiêm chủng và nhiễm tự nhiên. Ảnh: Bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (TPHCM)

Virus có thể đột biến giúp gia tăng khả năng lan truyền ở đường hô hấp trên và giảm bớt độc lực. Các thực nghiệm với virus H5N1 (cúm gà) trên chồn sương cho thấy sự thay đổi các thụ thể giúp virus phát triển ở đường hô hấp trên (tính lây lan) lại giới hạn sự phát triển của virus ở đường hô hấp dưới (độc tính).

Với virus SARS-CoV-2 sử dụng angiotensin-converting enzyme 2 (ACE2) như một thụ thể để xâm nhập tế bào và thụ thể này có ở cả hai phần của đường hô hấp, có thể làm gia tăng cả tính lây truyền và độc lực. Nhưng khi đột biến để gia tăng thích ứng với đường hô hấp trên (nhiệt độ 33oC) thì ở phổi (nơi có nhiệt độ 37oC), virus lại bị ức chế. Vì thế, tiên đoán virus gây Covid-19 sẽ gia tăng độc lực khi sự lan truyền đã gia tăng rõ là một điều khó tiên liệu vì độc lực không phải là kiểu hình được chọn lựa để gia tăng sự thích ứng sinh học của virus.

Bài học từ đại dịch 1918/1919 giúp ta hiểu thêm về sự tiến hoá của SARS-CoV-2. Sau khi hoành hành trong 2 năm ấy, virus H1N1 vẫn tiếp tục gây những trận dịch nhỏ hơn cho mãi đến 1950 và được thay thế bằng virus cúm H2N2. Trong thời gian đó H1N1 vẫn gây một số vụ dịch nhỏ có độc lực cao do thay đổi kháng nguyên.

Với SARS-CoV-2, độc lực có thể giảm do miễn dịch cộng đồng ngày càng gia tăng nhờ tiêm chủng và nhiễm tự nhiên. Tình trạng này có thể giúp con người tránh được những đại dịch trong tương lai do những virus có cấu trúc di truyền giống nhóm coronavirus khác đang lưu hành trong tự nhiên. Cũng có khả năng SARS-CoV-2 trở thành “lưu hành thường trực” với độc lực giảm nhưng cần thời gian nhiều thập kỷ.

Họ Coronaviridea là những virus có đặc tính bảo tồn trong khi phát triển cao nhất trong các virus RNA do sở hữu hệ thống “chỉnh sửa bản thảo". Do vậy, các nhà khoa học cho rằng, sự tiến hóa của SARS-CoV-2 sẽ giới hạn và vì vậy văcxin và thuốc vẫn có tác dụng bền vững giúp con người có thể chấm dứt đại dịch.

Kịch bản chuyển từ đại dịch sang các đợt dịch theo mùa như cúm (seasonal epidemic) là kịch bản sáng sủa nhất. Trong ảnh: Hướng dẫn người dân TPHCM tự test Covid-19 tại nhà.

Kịch bản chuyển từ đại dịch sang các đợt dịch theo mùa như cúm (seasonal epidemic) là kịch bản sáng sủa nhất. Trong ảnh: Hướng dẫn người dân TPHCM tự test Covid-19 tại nhà. 

Tuy nhiên, dẫu có tốc độ tiến hóa chậm hơn virus cúm nhưng SARS-CoV-2 vẫn tích luỹ các đột biến nhanh hơn người ta dự đoán (2 đột biến/tháng) và ngoài ra virus còn có khả năng “tái tổ hợp” nên có thể “gom hết các đột biến” vào một chủng - nếu có một người bị đồng nhiễm (đã xảy ra trên một phụ nữ nhiễm cả alpha và beta bên Anh!). Mặc dù corona virus có bộ gene là một chuỗi (+ssRNA) chứ không phải các đoạn như virus influenza, chúng ta cũng không loại trừ khả năng tái tổ hợp với các virus corona khác trên người khi nhiều chủng virus cùng nhiễm vào một vài cá thể nào đó.

Đại dịch rồi sẽ ra sao?

Sẽ có 3 kịch bản xảy ra, thứ nhất và đáng lo nhất là tình huống sẽ không kiểm soát được nhanh chóng và phải đối mặt với những thể bệnh trầm trọng với số lượng bệnh lớn. Thứ hai, là kịch bản chuyển từ đại dịch sang các đợt dịch theo mùa như cúm. Điều trị bằng các loại thuốc có hiệu quả cao như kháng thể đơn dòng, thuốc diệt virus trực tiếp, sẽ giảm được tỷ lệ tử vong xuống hơn 70 - 85% so với ban đầu. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng số tử vong của cúm mùa hàng năm vào khoảng 250.000 - 600.000 và tập trung ở người cao tuổi > 65. Nhưng đây là kịch bản sáng sủa nhất!

Kịch bản thứ ba là chuyển đổi thành tình trạng bệnh lưu hành như những virus corona khác hiện nay nhưng độc lực kém hơn SARS-CoV-2. Nhưng vì thiếu thông tin về những virus corona khác nên cũng không chắc chắn là SARS-CoV-2 sẽ giảm độc lực khi thích ứng với con người.

Trong khi đó, nhiều vấn đề khoa học vẫn còn bị bỏ ngỏ. Như về virus-học, khả năng vượt qua hàng rào đặc hiệu theo loài của SARS-CoV-2; vì đã phát hiện virus gây bệnh trên một số động vật như dơi, mèo, chó, chồn và linh trưởng; và người lây nhiễm cho động vật như chó mèo hay sư tử, hổ, beo... trong những sở thú. Động vật hoang dã sẽ là nơi trú ẩn cho virus để tiến hóa và thay đổi rồi xâm nhập trở lại con người

Hay về miễn dịch học như tiêu chuẩn nào để tiêm chủng ngừa lại hay tiêm nhắc... Đại dịch kết thúc không có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của SARS-CoV-2!

Khó loại trừ virus gây bệnh Covid-19 ra khỏi cộng đồng

Trên thế giới hiện nay, tại Anh, Hoa Kỳ, với số ca mới hằng ngày lên hàng chục ngàn, nhưng những biện pháp giới hạn đang được dỡ bỏ. Trái lại New Zealand thiết lập lockdown toàn quốc để “bao vây dập dịch” chỉ với một số ít trường hợp. Trong 20 tháng qua, các nước như Úc, New Zealand và các quốc gia Đông Á theo đuổi chính sách nhắm đến mục đích hoàn toàn loại bỏ virus gây Covid-19 “Zero Covid” với kiểm soát biên giới chặt chẽ, giãn cách xã hội và lockdown sớm.

Kết quả ban đầu cho thấy các biện pháp cứng rắn đã giảm thiểu được số nhiễm và số tử vong vì Covid-19; tác động kinh tế lại nhẹ hơn những nước không áp dụng chính sách này.

Kết quả ban đầu cho thấy các biện pháp cứng rắn đã giảm thiểu được số nhiễm và số tử vong vì Covid-19; tác động kinh tế lại nhẹ hơn những nước không áp dụng chính sách này.

Kết quả ban đầu cho thấy, các biện pháp cứng rắn đã giảm thiểu được số nhiễm và số tử vong; tác động kinh tế lại nhẹ hơn những nước không áp dụng chính sách này. New Zealand đã nói rằng sẽ tiếp tục chính sách loại trừ Covid-19 vô hạn định.

Nhưng chính sách này có khả thi không? Những quốc gia có số lượng nhiễm bệnh cao đã không còn cố gắng loại trừ virus nữa và các quốc gia có số lượng nhiễm bệnh thấp có thể giữ Covid-19 thấp mãi mãi trong một thế giới mà virus đang lưu hành không? Nguy cơ có các trường hợp nhập cảnh từ các khu vực khác là luôn hiện hữu!

Với những biến thể mới virus ngày càng lan truyền nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đó là chưa kể một yếu tố khác - virus có thể lây qua súc vật trong nhà và hoang dã - tạo thành một nguồn lưu giữ virus mới - và có khả năng sẽ lây trở lại con người.

Kinh nghiệm của Anh Quốc trong lockdown cho thấy, đây là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm hệ số lây truyền khoảng 75% (2,7 xuống 0,6) và giảm số bệnh nặng cũng như tử vong. Tuy nhiên, biện pháp này cần sự hỗ trợ rất tích cực và đáng kể về cho người dân về tài chính, xã hội, thông tin, tâm lý nhất là những nhóm khó khăn để duy trì sự tuân thủ. Giờ đây với tỷ lệ tiêm chủng cao (90% một mũi và 77% hai mũi) nước Anh đã bỏ hẳn các biện pháp giới hạn!

Một điểm quan trọng cần nhắc đến là những quốc gia theo chiến lược loại trừ Covid-19 là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nên trước mắt các biện pháp gắt gao có thể giảm được số ca và tử vong. Nhưng về lâu dài đấy là một giải pháp đắt giá vì một khi virus đã trú ẩn trong môi trường, chúng ta sẽ không biết diễn tiến như thế nào?

Nếu văcxin ngừa Covid-19 bảo vệ tốt chống lại lây nhiễm và số người tiêm đủ yêu cầu, dịch sẽ giảm xuống thấp và có thể ở mức hoàn toàn kiểm soát được; nhưng vẫn có nguy cơ virus trở lại từ vùng có nhiều bệnh hay do nhiều người không tiêm chủng như tình trạng bệnh sởi bây giờ.

Nhưng nếu văcxin ngừa Covid-19 không thể hoàn toàn chặn đứng lây lan mà chỉ bảo vệ khỏi tình trạng bệnh nặng và tử vong, chúng ta sẽ thấy những chu kỳ dịch, theo mùa như bệnh cúm và lúc ấy cố gắng tập trung nhiều vào bảo vệ những người nguy cơ cao bằng văcxin mà không chú ý quá mức về lây lan.

Chấp nhận Covid-19 trở thành lưu hành - như nhiều nơi đã và đang làm, có lẽ là chiến lược thực tế nhất cho tất cả mọi quốc gia. Những nước nào có tỷ lệ nhiễm mắc và miễn dịch thấp cần khẩn trương tiêm chủng nếu muốn giảm số chết và số mắc như đã từng thấy ở châu Âu và Mỹ.

GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền (Văn phòng OUCRU, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top