3 chất chính của đông trùng hạ thảo

(khoahocdoisong.vn) - Người xưa thấy loài đông trùng hạ thảo kết tụ đủ ba bộ âm dương là đất và trời, đông và hạ, động vật và thực vật nên có tính năng bổ dưỡng cực lớn.

Đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis, cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chiết xuất được chất uracil, uridin, adenosin, ophiocondin có tính kháng sinh. 3 protein chống ung thư là  Co.N, SN.C, CO.L được xác định năm 1988.

Để đơn giản hóa, người ta cho rằng, đông trùng hạ thảo có ba chất chính là trùng thảo tố, trùng thảo axit và trùng thảo đa đường. Ngoài ra còn có rất nhiều axít amin, axít béo không no, vitamin và các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể.

Trùng thảo tố: Có tác dụng điều hòa hệ nội tiết theo hai chiều, điều hòa các quá trình rối loạn nội tiết gây nên các bệnh như các ung, bướu, sạm da, kinh nguyệt không đều. Y học cổ truyền cho rằng, khuyết âm bổ âm, khuyết dương bổ dương, đó là do tác dụng kỳ diệu của ba cặp âm dương của đông trùng hạ thảo.

Trùng thảo axit: Có tác dụng làm giãn mạch máu tim, não, hệ thống vi mạch của các cơ quan, giúp máu lưu thông tốt, nuôi dưỡng hệ thần kinh, tim mạch và các cơ quan khác, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đào thải chất độc, từ đó điều chỉnh được khả năng chống bệnh tật của cơ thể, chống mệt mỏi, đẩy lùi quá trình lão hóa, giảm mỡ máu, điều chỉnh huyết áp, bảo vệ gan, thận, dạ dày và hệ hô hấp.

Trùng thảo đa đường: Có công hiệu nổi trội hơn cả, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Y học hiện đại đã xác định, nhiều bệnh phát sinh do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch như viêm gan, ung thư, máu trắng, HIV...hiện nay chưa có thuốc trị bệnh hữu hiệu. Nếu sử dụng biện pháp nâng cao miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật là một hướng đi đúng. Trùng thảo đa đường đáp ứng được nhu cầu trên. Liều lượng sử dụng ở dạng viên: Người lớn ngày 4 viên chia 2 lần, sau 1 tuần uống 2 viên chia 2 lần, có thể dùng một tháng nghỉ một tháng lại dùng tiếp. Dạng bột dùng cho trẻ em ngày một thìa trộn với cháo bột và sữa chua, ăn hai lần trong ngày. Dạng viên có thể ngâm rượu uống tối 1 chén con hoặc cắt đôi sắc nước uống. Tùy theo từng người và từng bệnh để điều chỉnh.

BS Kim Ngân (Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top