26 tỉnh chưa tìm được nguồn tài chính để triển khai sữa học đường

(khoahocdoisong.vn) - Theo chỉ tiêu đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo và 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa học đường. Nhưng hiện nay gần hết hạn triển khai, mới có 16% trẻ em được tham gia chương trình. 26 tỉnh vẫn "án binh bất động".

 Chưa tìm ra nguồn tài chính để triển khai

Phát biểu tại hội thảo về an toàn thực phẩm trong trường học được Hiệp hội Sữa Việt Nam tổ chức ngày 30/9, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế Trần Đăng Khoa cho biết, quyết định 1340 của Thủ tướng phê duyệt chương trình sữa học đường giai đoạn 2016 - 2020 nhằm mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hằng ngày, nhằm giảm tỷ lệ sinh dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Theo chỉ tiêu đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo và 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa học đường... giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân xuống 6%/năm; suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống 0,7% năm; Tăng chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010...

Sáng 30/9, hơn 300 đại biểu và cán bộ giáo dục đã đến tham dự “Hội nghị đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sữa dùng trong trường học”.

Sáng 30/9, hơn 300 đại biểu và cán bộ giáo dục đã đến tham dự “Hội nghị đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sữa dùng trong trường học”.

Tuy nhiên, đến nay mới có 37 tỉnh/thành có kế hoạch triển khai, trong đó 25 tỉnh/thành đã triển khai (12 tỉnh/thành triển khai toàn bộ, 13 tỉnh chỉ triển khai được 1 số trường), 03 tỉnh có kế hoạch nhưng vẫn đang làm thủ tục đấu thầu, 9 tính có kế hoạch nhưng chưa bố trí được kinh phí; 26 tỉnh còn lại vẫn "án binh bất động", chưa tìm đâu ra nguồn kinh phí để triển khai. Do đó, đến năm 2020 mới có gần 2,2 triệu trẻ trong độ tuổi tham gia chương trình, chiếm 16% trẻ mầm non và tiểu học toàn quốc.

Sữa vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng thiếu vi chất và phát triển trí lực của trẻ

Theo tính toán của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện chế độ ăn uống đang đáp ứng 50 - 60% nhu cầu vi chất của trẻ em. PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tình trạng thấp còi của trẻ dưới 3 tuổi, suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và học sinh tiểu học ở Việt Nam vẫn rất cao. Theo đó, trẻ thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 13%, thiếu máu là 27,8%, thiếu kẽm là 64,4%; ở học sinh tiểu học thiếu máu là 11,8%, thiếu vitamin D từ 46,6 – 58,3%, vitamin huyết thanh thấp 12,1 – 19,9%, thiếu vitamin 7,7%, thiếu vitamin A giới hạn 7,7%...

Nghiên cứu trên 186 trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi tại nông thôn Hà Nội (2010): Tỷ lệ thiêu vitamin D là 23,6%, tỷ lệ trẻ có hàm lượng vitamin D thấp là 40,7%. Nghiên cứu trên 98 trẻ em đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin D là 73%, trong đó tỷ lệ cao nhất gặp ở nhóm 0 - 12 tháng tuổi (100%), tiếp đến là nhóm 13 – 36 tháng tuổi (60,7%).

Trẻ em tại một số tỉnh thành cả nước đã quen với những giờ uống sữa học đường vui tươi và đầy bổ ích tại trường học.

Trẻ em tại một số tỉnh thành cả nước đã quen với những giờ uống sữa học đường vui tươi và đầy bổ ích tại trường học.

Theo PGS.TS Bùi Thị Nhung, sữa là thực phẩm có giá trị sinh dưỡng cao là một trong nhóm thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trong bữa ăn hằng ngày. Chất đạm (protein) của sữa rất quý vì thành phần axit amin cân đối và độ đồng hóa cao; Chất béo của sữa có khoảng 29% axit béo không no có một nối đôi và 6% axit béo không no có nhiều nối đôi - là dung môi hòa tan và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Đặc biệt, trong sữa có nhiều loại chất khoáng và vitamin như canxi, đồng, sắt, kẽm, magie, kali, selen, vitamin nhóm B (B1, B3, B%, B6 và B9...), vitamin C, D, E, K, A, B2, B12...

Sữa và chế phẩm sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, xương phát triển nhanh, nhu cầu canxi và các chất dinh dưỡng tăng cao. Phân tích 7 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng và 5 nghiên cứu thử nghiệm làm sàng có đối chứng trên trẻ em: bổ sung sữa đã giúp tăng chiều cao 0,4cm/năm. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Canada, Pháp... đã khuyến nghị sử dụng sữa và sản phẩm sữa trong trường học. Chính nhờ việc đưa sữa vào chương trình bữa ăn học đường quốc gia tại Nhật Bản chiều cao của các em đã được cải thiện.

Vì vậy, PGS.TS Bùi Thị Nhung khuyến cáo trong bữa phụ ở trường học, nhà trường/cha mẹ không nên cho trẻ ăn thêm đồ ngọt, nên tăng cường sữa và chế phẩm từ sữa, đồng thời, tính toán lượng thực phẩm ăn vào, để trẻ đủ dinh dưỡng và vi chất, kết hợp giáo dục thể chất để trẻ cải thiện tầm vóc nhưng tránh thừa cân, béo phì.

Với chương trình sữa học đường, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế Trần Đăng Khoa cho biết, ngay khi hết năm học này là 5 năm triển khai chương trình, Bộ Y tế sẽ có đánh giá về hiệu quả can thiệp về chiều cao, cân nặng của trẻ, để xây dựng chương trình sữa học đường trong giai đoạn tiếp theo (2021 - 2050).

Thời gian qua ngoài hiệu quả đáng ghi nhận (ở Bắc Ninh, một trong những tỉnh đầu tiên triển khai chương trình, so sánh năm học 2017 - 2018 và năm học này, trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 3,35% xuống 1,6%, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 4,5% xuống 3,5%, tăng trưởng chiều cao đáng kể (từ 1,8 - 2,07cm tùy lứa tuổi)...  

Sữa học đường Vinamilk đưa vào trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phát triển hoạt động cộng đồng, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk cho biết, tổng cộng 68 quốc gia và hơn 160 triệu trẻ em tham gia chương trình sữa học đường trên thế giới, bao gồm những nước phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Tại Hoa kỳ, Công ty Driftwood (100% vốn của Vinamilk) có kinh nghiệm thực hiện chương trình sữa học đường hơn 30 năm qua cho các trường học tại bang Califonia. Tại Việt Nam, Vinamilk đang tham gia chương trình sữa học đường tại 23 tỉnh, thành phố. Sữa trong chương trình sữa học được được thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu kiểm soát nguồn nguyên liệu, đến quy trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ, bảo quản...

Ông Nguyễn Quang Thái phân tích, trong kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, sữa không chỉ tuân thủ theo quy chuẩn quốc gia về sữa tươi nguyên liệu với nhiều tầng kiểm soát chất lượng, đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu theo tiêu chuẩn chăn nuôi của GlobalG.A.P đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sản xuất tại Nhà máy.

Trong quá trình sản xuất các nhà máy của Vinamilk đều đạt các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng và hệ thống an toàn thực phẩm không chỉ của Việt Nam mà cả chuẩn quốc tế. Sản phẩm được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt: Kiểm tra bằng máy dung 100%; kiểm tra chỉ tiêu vi sinh, mẫu ủ, mẫu lưu, chỉ tiêu hóa lý, cảm quan... Công ty cũng tập huấn hướng dẫn an toàn thực phẩm trước khi triển khai vào các trường học cho cán bộ nhà trường, giáo viên... để sàng lọc đối tượng và kiểm soát chất lượng – an toàn sản phẩm; Thực hiện nghiêm ngặt vấn đề an toàn thực phẩm trong vận chuyển, lưu trữ, bảo quản cũng như  tổ chức uống sữa an toàn tại trường học...

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top