20% ca nhiễm Omicron có liên quan đến co giật ở trẻ

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc khoa nhi ở Örebro, Thụy Điển cho thấy có 20% ca nhiễm Omicron có liên quan đến triệu chứng co giật ở trẻ em, nhưng virus không xâm lấn trực tiếp tế bào thần kinh trung ương, mà là do phản ứng viêm của cơ thể.

Ngoài co giật, trẻ em còn có các triệu chứng khác là sốt (90,2%), ho (92,7%), khó thở (26,8%), buồn nôn/ nôn (26,8%), tiêu chảy (24,4%), mệt mỏi (19,5%) và thở khò khè (14,6%).

Triệu chứng sốt cao co giật ở trẻ em bị nhiễm Omicron thường lành tính, đáp ứng tốt với điều trị thông thường.

Sốt do Omicron xảy ra từ hai đến ba ngày, khi bé hạ sốt là ổn định luôn, khác với sốt do sốt xuất huyết, khi trẻ bị sốt xuất huyết mà hạ sốt là có khả năng đang chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.

Phòng ngừa sốt cao co giật ở trẻ nhiễm COVID-19, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt sớm, kết hợp uống nhiều nước và lau mát. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol, pha và dùng theo đúng hướng dẫn. Nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp để bù nước.

Không xông hơi cho trẻ, vì việc xông hơi không có tác dụng và không an toàn với trẻ.

Sốt cao co giật có thể là triệu chứng duy nhất ở trẻ em bị nhiễm Omicron nên các gia đình cần cảnh giác phát hiện sớm.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top