2 yêu cầu khẩn khi BA.5 Omicron thành dòng 'thống trị' toàn cầu

Số ca Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% chỉ trong 2 tuần và hơn phân nửa số ca mắc là BA.5 Omicron. WHO đã nêu 2 yêu cầu khẩn cho các quốc gia.

Theo WHO, đã có thêm 4,6 triệu ca Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới từ ngày 27/6 đến ngày 3/7.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, như vậy số ca Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% chỉ trong 2 tuần.

Tỉ lệ số ca mắc trong tuần tiếp tục tăng tại 4/6 khu vực của WHO, trong đó cao nhất là khu vực Đông Địa Trung Hải, với mức tăng 29%.

ba.5.jpg
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Đáng chú ý, trong khi tỉ lệ tử vong chung toàn cầu giảm 12% trong tuần, tỉ lệ tử vong tại Đông Địa Trung Hải tăng 34%. Đây là một trong những khu vực mà WHO luôn bày tỏ lo ngại bởi tỉ lệ tiêm chủng rất thấp, đến tháng 4/2022 vẫn chỉ có 42% dân số được tiêm đủ liều cơ bản (2 mũi).

Số ca ở khu vực Đông Nam Á (Đông Nam Á của WHO không bao gồm Việt Nam) tăng 20%, tỉ lệ tử vong tăng 16%, đây cũng là vùng có nhiều quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Châu Âu tiếp tục tăng 15% về số ca mắc mới trong tuần và chiếm tới 52% số ca toàn thế giới.

Khu vực Tây Thái Bình Dương mà Việt Nam thuộc về chứng kiến sự đảo chiều: tuần trước giảm nhẹ, tuần này lại tăng 4% về số ca mắc nhưng số ca tử vong giảm 12%.

Khu vực châu Mỹ chứng kiến tỉ lệ mắc giảm 18%, tử vong giảm 13%; trong khi châu Phi có vẻ thực sự vượt qua đỉnh dịch với tỉ lệ mắc giảm 33%, tử vong giảm 50%.

Về tỉ lệ các biến chủng/biến chủng phụ, WHO đã thay đổi cách thống kê: Các dòng phụ của Omicron được tách ra, thống kê ngang hàng với Delta và các biến chủng chưa xác định thay vì tính như "con" của Omicron.

Theo cách thống kê mới này, biến chủng phụ BA.5 Omicron đã cho thấy nó chính thức trở thành dòng "thống trị" toàn cầu với tỉ lệ tăng vọt từ 37% lên 52% trên số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu GISAID.

Tỉ lệ BA.4 tăng nhẹ từ 11% lên 12% toàn cầu; trong khi BA.2.12.1 giảm từ 19% xuống 11%. BA.2 từng là dòng "thống trị" vài tuần trước nay chỉ chiếm 9% toàn cầu.

Tổng hợp lại, 92% số ca toàn cầu là do biến chủng Omicron, 0,01% là do Delta, trong khi phần còn lại đang được xác định thêm, có thể là Omicron, Delta hoặc các dạng tái tổ hợp khác.

Tổng Giám đốc WHO cho biết tổ chức này cũng đang theo dõi chặt chẽ biến chủng mới là BA.2.75, được báo cáo từ Ấn Độ vài ngày trước.

Phát biểu tại buổi họp báo liên quan đến tình hình Covid-19 toàn cầu, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có 4 thách thức lớn đối với dịch Covid-19 hiện nay: số xét nghiệm giảm khiến khó đánh giá về bức tranh Covid-19 toàn cầu; khả năng tiếp cận thuốc kháng virus còn thấp ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp; khả năng bảo vệ của vắc-xin suy giảm theo thời gian và sự biến đổi của virus.

Vì vậy người đứng đầu WHO đưa ra 2 khuyến nghị quan trọng với các quốc gia thành viên:

Một là tiêm chủng và tiêm chủng tăng cường những người có nguy cơ cao nhất. Điều này bao gồm những người lớn tuổi, những người bị bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch và nhân viên y tế. Sau đó xây dựng bức tường miễn dịch trong toàn bộ quần thể.

Hai là cung cấp thuốc kháng virus đường uống mới và các phương pháp điều trị khác cho tất cả mọi người. WHO đã làm việc với các tổ chức quốc tế khác và hứa sẽ hỗ trợ các quốc gia trong điều này.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top