19 phương thuốc trị bệnh từ quýt

Các bộ phận của quýt giàu dược tính nên đều được sử dụng làm thuốc. Xin giới thiệu tới bạn đọc 19 phương thuốc trị bệnh từ quýt

Đông y cho rằng hoa quýt có tác dụng kích thích. Quả quýt vị chua ngọt, tính mát, có tác dụnig giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm. Xơ quýt vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp ho tức ngực, ho ra máu. Rất có ích đối với người cao tuổi…

phương thuốc trị bệnh từ quýt

quýt là vị thuốc quý trị nhiều bệnh

Nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Trần bì (vỏ quýt), hoắc hương đều 8g, gừng sống 3lát, sắc uống.

Ho suyễn: Trần bì, nam tinh, đình lịch, vỏ rễ dâu, mỗi vị 12g sắc uống.

Ho mất tiếng (viêm thanh quản): Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày.

Ho đờm: Lấy vỏ quýt lượng 12 – 15g sắc uống trong ngày.

Ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng: củ sả 12g, trần bì 16g, sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3 – 4 lần uống.

Đau đầu: Đun sôi vỏ quýt rồi xông mặt. Chỉ 10 phút sau, hơi nóng mang theo hương tinh dầu sẽ làm cơn đau dịu hẳn. Cơ thể sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Đau sưng tinh hoàn: Hột quýt 12 – 20g sắc lên, pha thêm chút rượu vào uống. Hoặc lấy hạt quýt, rang vàng, tán bột,. Mỗi ngày uống cốc nhỏ tức khoảng 12 – 20g rồi chiêu với rượu ấm.

Cảm mạo: Vỏ quýt tươi 30g, đổ 3 ly nước, sắc lấy 2 ly, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 ly. Sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 ly còn lại.

Đau lạnh bụng: Dùng vỏ quýt 12g, gừng 3g, sắc lấy nước uống.

Đau mạng sườn: Dùng xơ quýt, sắc lấy nước uống.

Kém ăn: Dùng vỏ quýt lượng vừa đủ, sắc lấy nước uống.

Viêm tuyến sữa: Hạt quýt tươi 30g, cho ít rượu ngâm, rồi rang khô, đổ nước sắc uống.

Giúp da tay mềm mại: Sau khi tiếp xúc với các hóa chất, da tay khô dùng vỏ cam, quýt (mặt trong) lau lên da.

Say xe: Trước khi lên xe, tàu, bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp cho dầu hương bay ra. Khi lên xe, tiếp tục ngửi dầu hương quýt sẽ ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

Cao huyết áp, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm… ăn múi quýt rất có lợi.

Giã rượu: dùng vài quả quýt chín vắt lấy nước uống sẽ mau tỉnh rượu.

Hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc lá Quýt 20g, dùng uống.

Sốt rét: Vỏ quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5-7 ngày.

Chữa ngoại thương, nội thương, tứ mùa cảm mạo, ho nóng, sốt rét, rối loạn tiêu hoá, trúng thực, ỉa chảy: Vỏ quýt để lâu năm (sao) 25%, lá và búp ổi (sao) 25%, gừng khô (sao) 25%, củ bồ bồ nướng 15%, hậu phác 10%, các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần.

Lưu ý: Quýt là một vị thuốc quý, nhưng không nên ăn quá nhiều vì ăn nhiều thì hàm lượng carotin trong máu cao. Hàm lượng carotin quá nhiều bị hấp thu vào máu sẽ làm cho da vàng. Đầu tiên là các ngón tay, sau lan ra toàn thân và mặt, kèm theo buồn nôn và ói mửa, ăn kém.

Điều này dễ bị hiểu lầm là viêm gan nên cần để ý phân biệt. Uống nhiều nước sẽ giúp bài tiết carotin nhanh chóng. Trước và sau khi ăn quýt không nên uống sữa, sẽ bị khó tiêu hóa. Khi đói cũng không nên ăn quýt, sẽ khó tiêu hóa.

BS Hoàng Xuân Đại (Chuyên gia Bộ y tế)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top