19 ngày không lây nhiễm nCoV cộng đồng

Bộ Y tế sáng 22/9 không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới, đánh dấu 19 ngày không lây nhiễm nCoV cộng đồng. Tổng số ca nhiễm 1.068.

<div> <p>24 giờ qua kh&ocirc;ng th&ecirc;m ca nhiễm mới, 5 người khỏi bệnh. Tổng số ca khỏi 947. Số người tử vong do Covid-19 l&agrave; 35, ba người tử vong sau ba đến bốn lần x&eacute;t nghiệm &acirc;m t&iacute;nh.</p> <p>Trong c&aacute;c bệnh nh&acirc;n đang điều trị, 15 người x&eacute;t nghiệm &acirc;m t&iacute;nh nCoV lần một, hai người &acirc;m t&iacute;nh lần hai v&agrave; 19 người &acirc;m t&iacute;nh lần ba.</p> <p>Tổng số người tiếp x&uacute;c gần v&agrave; nhập cảnh từ v&ugrave;ng dịch đang được c&aacute;ch ly l&agrave; hơn 23.000. Trong đ&oacute;, c&aacute;ch ly tập trung tại bệnh viện hơn 300; c&aacute;ch ly tập trung hơn 14.000, c&ograve;n lại ở nh&agrave;, nơi lưu tr&uacute;.</p> <p>Bộ Y tế h&ocirc;m qua hướng dẫn người nhập cảnh v&agrave;o l&agrave;m việc ở Việt Nam tr&ecirc;n 14 ng&agrave;y sẽ x&eacute;t nghiệm PCR hai lần, tự trả ph&iacute; mỗi lần 734.000 đồng. Nếu d&ugrave;ng th&ecirc;m test nhanh, ph&iacute; mỗi lần 238.000 đồng. Việc x&eacute;t nghiệm được thực hiện khi nhập cảnh v&agrave; sau đ&oacute; 6 ng&agrave;y. H&agrave;nh kh&aacute;ch dương t&iacute;nh sẽ được đưa đến cơ sở y tế điều trị; trường hợp &acirc;m t&iacute;nh hai lần vẫn c&aacute;ch ly đủ 14 ng&agrave;y.</p> <p>Ph&iacute; c&aacute;ch ly mỗi ng&agrave;y tại khu c&aacute;ch ly tập trung tối thiểu 120.000 đồng. Người nhập cảnh cần chọn khu vực m&agrave; m&igrave;nh muốn lưu tr&uacute; trước khi v&agrave;o Việt Nam.</p> <p>Bộ Y tế cho biết đ&atilde; đặt mua vaccine của Nga, Anh, Mỹ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghi&ecirc;n cứu, sản xuất vaccine trong nước. Việc cung cấp vaccine phụ thuộc v&agrave;o tiến độ thực hiện c&aacute;c thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng của nh&agrave; sản xuất.</p> <p>Việt Nam c&oacute; bốn đơn vị đang nghi&ecirc;n cứu vaccine Covid-19 gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen. C&aacute;c đơn vị vẫn đang đẩy mạnh nghi&ecirc;n cứu v&agrave; thử nghiệm, được đ&aacute;nh gi&aacute; c&oacute; &quot;triển vọng rất t&iacute;ch cực&quot;. Dự kiến cuối năm 2021 ra mắt sản phẩm.</p> <p><span>Bộ Y tế tiếp tục thực hiện c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng chống dịch với &quot;th&ocirc;ng điệp 5K&quot;, gồm: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng c&aacute;ch, kh&ocirc;ng tụ tập v&agrave; khai b&aacute;o y tế.</span></p> </div>

Theo vnexpress.net
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top