17 triệu trường hợp chưa được xác thực thông tin hộ chiếu vắc xin

Sau hơn 3 tháng triển khai cả nước có hơn 40 triệu người có hộ chiếu vắc xin, còn 17 triệu trường hợp chưa xác thực thông tin. Hiện nay, hộ chiếu vắc xin của Việt Nam đã được kết nối với hệ thống của EU

Việc cấp hộ chiếu vắc xin đã được triển khai từ tháng 4/2022. Theo Cục Công nghệ thông tin cho biết, đến nay đã có hơn 40 triệu người ở nước ta có hộ chiếu vắc xin. Mặc dù việc cấp hộ chiếu vắc xin đã được triển khai từ tháng 4/2022, thế nhưng sau hơn 3 tháng triển khai, tiến độ cấp hộ chiếu vắc xin được đánh giá không như kỳ vọng ban đầu dù trước đó, Bộ Y tế đã nhiều lần có hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, các điểm tiêm chủng phải khẩn trương triển khai việc này.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Bá Hùng, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) về tiến độ cấp hộ chiếu vắc xin. Theo ông Hùng, việc cấp hộ chiếu vắc xin chậm trễ là do hai nguyên nhân:

Thứ nhất, do thông tin của người dân khai báo khi đi tiêm trước đây không chính xác, đặc biệt là trong các khoảng thời gian đỉnh điểm, dịch bùng phát tại nhiều tỉnh thành trên cả nước dẫn tới việc khi kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối sánh thông tin thực hiện quy trình cấp hộ chiếu vắc xin sẽ không thực hiện được do sai thông tin. Nhân viên y tế phải phối hợp với tổ công tác đề án 06 và công an địa phương thực hiện xác minh lại rất khó khăn.

Thứ hai, một số địa phương còn chậm trễ ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai cấp Hộ chiếu vắc xin theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hiện nay, còn khoảng 17 triệu đối tượng chưa được xác thực thông tin. Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Viettel xuất dữ liệu xác minh sai thông tin gửi Bộ Công an hỗ trợ việc làm sạch số dữ liệu trên sẽ hoàn thành trong tháng 7.

Bên cạnh đó Bộ Y tế tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện ký số và cấp hộ chiếu vắc xin cho người dân. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông hướng dẫn cho người dân cần khai báo đúng, đủ thông tin trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử.

Rất nhiều trường hợp người dân đã được cấp hộ chiếu vắc xin tuy nhiên vẫn phản ánh là chưa nhận được hộ chiếu vắc xin trên các ứng dụng do khai báo thông tin không khớp với thông tin trên giấy chứng nhận tiêm chủng, bao gồm các trường thông tin bắt buộc: Họ và tên/ Số điện thoại/ Số chứng minh/CCCD.

Hiện nay, hộ chiếu vắc xin của Việt Nam đã được kết nối với hệ thống của EU. Qua đó, các phần mềm COVID-19 của các quốc gia thuộc EU có thể xác thực được hộ chiếu vắc xin của Việt Nam. (Ví dụ: App CovidCheck của Thụy Sĩ, App Corona-Warn của Đức,…)

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đồng ý chấp nhận chứng chỉ kỹ thuật số về COVID-19 của EU cấp cho công dân EU. Theo đó, chứng thư số tương ứng với khóa bí mật đã được sử dụng để ký số lên hộ chiếu vắc xin của các quốc gia tham gia EU DGC sẽ được đưa vào hệ thống của Việt Nam thông qua kết nối với EU gateway.

Công dân, cơ quan chức năng có thể sử dụng ứng dụng NEAC QR offline do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng để kiểm tra tất cả hộ chiếu vắc xin của EU và các nước đã tham gia hệ thống.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top