10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2020

(khoahocdoisong.vn) - Học trực tuyến do Covid-19, đổi tên kỳ thi THPT Quốc gia; sai sót một loạt trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1… là những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2020.

 “Kỳ nghỉ Tết” dài nhất trong lịch sử

Học sinh phải nghỉ học do Covid-19, học trực tuyến. Chị và em mỗi người một phòng, học tại nhà.

Học sinh phải nghỉ học do Covid-19, học trực tuyến. Chị và em mỗi người một phòng, học tại nhà.

Do ảnh hưởng của dịnh Covid-19, tính đến ngày 6/2, đã có 63 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ GD&ĐT về việc quyết định cho học sinh nghỉ học. Việc cho học sinh nghỉ học, thời điểm đi học trở lại vào lúc nào… tạo nên những tranh cãi gay gắt trong dư luận.

Trong thời gian học sinh nghỉ học, học sinh đã chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình. Bộ GD&ĐT đã ban hành Hướng dẫn, trong đó có việc công nhận kết quả đánh giá thường xuyên đối với hình thức học tập này.

Cũng do Covid-19, Bộ GD&ĐT đã phải hai lần điều chỉnh khung thời gian năm học và kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đổi tên kỳ thi THPT Quốc gia thành kỳ thi Tốt nghiệp THPT

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, do ảnh hưởng của Covid-19, kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, vào tháng 8/2020.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Chân Mộng, Đoan Hùng, Phú Thọ được kiểm tra nhiệt độ trong ngày làm thủ tục thi tốt nghiệp.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Chân Mộng, Đoan Hùng, Phú Thọ được kiểm tra nhiệt độ trong ngày làm thủ tục thi tốt nghiệp.

Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi. Do vậy, không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà phải là Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục tiêu chính của kỳ thi là để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, các trường ĐH, CĐ cũng có thể sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Việc có nên tổ chức kỳ thi hay xét tốt nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp cũng là một đề tài gây tranh cãi “nảy lửa” trong dư luận. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn quyết định tổ chức kỳ thi và đã tổ chức thành công.

Thi Olympic quốc tế dưới hình thức trực tuyến

Do ảnh hưởng của Covid-19, Bộ GD&ĐT đã quyết định hủy, không tổ chức thi chọn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2020.

Em Ngô Quý Đăng, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, em thấy mình không có gì đặc biệt, nhiều anh chị còn giỏi hơn em.

Em Ngô Quý Đăng, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, em thấy mình không có gì đặc biệt, nhiều anh chị còn giỏi hơn em.

Ngay sau quyết định của Bộ GD&ĐT, Báo KH&ĐS đã có bài viết “Hủy chọn đội tuyển dự thi Olympic: Không chỉ chuyện quyền lợi thí sinh”, nêu ý kiến các giáo viên và học sinh phản đối quyết định này. Thầy Hồ Đắc Phương, phụ trách đội tuyển Tin, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, việc hủy không tham gia kỳ thi không chỉ là vấn đề quyền lợi của học sinh, mà còn là danh dự, là vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Sau khi lắng nghe ý kiến từ dư luận, Bộ GD&ĐT đã hủy quyết định “hủy” chọn đội tuyển dự thi Olympic đã ra trước đó. Thay vào đó, Bộ cho phép các đoàn cán bộ, học sinh tham gia dự thi trong trường hợp các nước chủ nhà tổ chức thi Olympic theo hình thức thi trực tuyến.

Và em Ngô Quý Đăng, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã là học sinh lớp 10 đầu tiên trong lịch sử đạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế.

Nhà trường không được dạy trước ngày Khai giảng 5/9

Học sinh không phải học trước 5/9, có nhiều thời gian vui chơi hơn.

Học sinh không phải học trước 5/9, có nhiều thời gian vui chơi hơn.

Từ nhiều năm học trước, học sinh tựu trường và đi học trước khoảng một tháng rồi mới khai giảng. Tuy nhiên, từ năm học 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT yêu cầu không được dạy trước 5/9. Và thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học sớm nhất là ngày 1/9/2020. Quyết định này, đã được sự ủng hộ của nhiều phụ huynh, để học sinh có thêm thời gian nghỉ hè, vui chơi. Như vậy, sau rất nhiều năm, năm học mới chỉ thực sự bắt đầu sau khai giảng.

Sách giáo khoa lớp 1 nhiều lỗi sai, vừa học vừa sửa sai

Năm học 2020 là năm đầu tiên triển khai chương trình và SGK mới. Tuy nhiên, khi năm học vừa mới bắt đầu, hàng loạt các lỗi sai của SGK Tiếng Việt Cánh Diều (1 trong 5 bộ SGK mới) đã được các chuyên gia và cả phụ huynh chỉ ra.

Báo KH&ĐS đã có một loạt các bài viết về các lỗi sai này. Trong đó, bài đầu tiên “PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt: Về chất lượng, sách Tiếng Việt 1 (Cánh Diều) không đạt đã chỉ ra chi tiết các lỗi sai của sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều và được giới chuyên môn ủng hộ. Ông Đạt khẳng định đây là những lỗi sai nghiêm trọng.

Sách Tiếng Việt 1- bộ Cánh Diều có nhiều lỗi sai không được phép có ở một quyển sách giáo khoa.

Sách Tiếng Việt 1- bộ Cánh Diều có nhiều lỗi sai không được phép có ở một quyển sách giáo khoa.

Không chỉ có sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều, mà tiếp sau đó, một loạt các bộ sách khác cũng đã được chỉ ra có những lỗi sai. Trong đó, đối với sách Tiếng Việt, có những lỗi sai lặp lại. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu rà soát tất cả những bộ sách còn lại và NXB Giáo dục Việt Nam đã có đề xuất điều chỉnh một số nội dung, chủ yếu là sách Tiếng Việt trong cả 4 bộ sách lớp 1 do đơn vị này sản xuất.

Trường Đại hjc Tôn Đức Thẳng thổi bùng tranh cãi về “tự chủ đại học” thực sự

Năm 2020, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã gây “nóng” nhiều diễn đàn về câu chuyện “tự chủ” với việc thăng hạng từ việc đi “mua” bài báo quốc tế. Tiếp sau đó, việc Hiệu trưởng Lê Vinh Danh bị cách tất cả các chức vụ trong đảng, cách chức Hiệu trưởng đã khiến dư luận bùng lên tranh cãi về tính đúng, sai trong việc làm của cơ quan chủ quản là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và việc “tự chủ” thực sự là như thế nào.

Ông Lê Vinh Danh.

Ông Lê Vinh Danh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã có trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề này. Phó Thủ tướng khẳng định: “Trường Tôn Đức Thắng là một mô hình tốt, có được một mô hình như ngày hôm nay có thể nói là một điểm sáng của tự chủ đại học”.

Mua bằng giả của Trường Đại học Đông Đô để làm tiến sĩ

Theo kết luận của cơ quan chức năng, mặc dù “không học, không thi” nhưng đã có 193 người đã được Trường Đại học Đông Đô cấp bằng và có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này. Trong số 60 người đó, có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ.

Giáo dục Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng quốc tế

Trường đại học của Việt Nam lọt top 500 đại học hàng đầu châu Á năm 2020.

 Trường đại học của Việt Nam lọt top 500 đại học hàng đầu châu Á năm 2020.

Năm 2020, các trường đại học của Việt Nam tiếp tục thăng hạng trên các bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới.

Bảng xếp hạng uy tín của Times Higher Education (THE) đã công bố Top 500 trường đại học hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi, trong đó, Việt Nam có 3 đại diện gồm:

Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 201-250; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251 - 300; Đại học Quốc gia TPHCM thuộc nhóm 401 - 500.

Cũng theo bảng xếp hạng của Times Higher Education (THE) công bố ngày 22/4/2020, Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xếp Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng các đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2020 (THE Impact Rankings).

Trường Đạ học Bách khoa Hà Nội cũng được xếp vào Top 301 - 400 các đại học có ảnh hưởng toàn cầu.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xếp Top 701 - 800, tăng ít nhất 200 bậc so với năm 2019 của Hệ thống xếp hạng đại học thế giới Academic Ranking for World Universities (ARWU).

Ngày 2/9/2020, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) công bố kết quả Xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings, WUR 2021).

Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds - Vương quốc Anh) công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực châu Á 2021.

Cô giáo Mường lọt vào vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu

Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức Varkey Foundation bình chọn là một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020.

Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Trước đó, hồi tháng 3, cô giáo 9X người Mường đã vượt qua hàng chục nghìn ứng viên để lọt vào top 50 giáo viên toàn cầu do tổ chức Varkey Foundation công bố.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top