10 ngày nữa là đỉnh dịch Covid-19: Chuẩn bị cho trận đánh thứ 2 

(khoahocdoisong.vn) - Hiện dịch Covid-19 đã lan ra 11 tỉnh thành, số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới. Với tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình... cần chuẩn bị nhân lực, vật lực cho trận chiến thứ 2.

Bản tin 6h sáng ngày 6/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam có tổng cộng 717 ca mắc, trong đó 268 ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng. Từ ổ dịch Đà Nẵng trong vòng 11 ngày qua đã lây ra 11 tỉnh, thành.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, dịch lần này khó khăn hơn nhiều, tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình, số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới. Trong giai đoạn hiện nay, xét nghiệm là công cụ chủ đạo để phát hiện ra ca dương tính trong cộng đồng. Mặc dù Đà Nẵng đã nâng công xuất xét nghiệm lên đạt mức 8.000 - 1.0000 mẫu/ngày nhưng vẫn có thể tăng hơn nữa.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ Trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, trên cơ sở các hướng dẫn Bộ đã ban hành, phải rà soát lại cơ sở vật chất, kể cả trong tình huống phải thành lập bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó, Sở Y tế 63 tỉnh, thành phải rà soát lại các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn; yêu cầu khẩn trương thiết lập các cơ sở xét nghiệm, sao cho có thể xét nghiệm trên diện rộng với các trường hợp nghi ngờ, như vậy, mới phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh.

Theo BS Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng, trước áp lực về nhu cầu xét nghiệm sàng lọc, CDC Đà Nẵng sau khi xin ý kiến các chuyên gia Viện Dịch tễ, đã quyết định bắt đầu thực hiện xét nghiệm theo nhóm hộ gia đình. Đây là cách làm vừa đảm bảo yêu cầu về độ chính xác, vừa rút ngắn thời gian trong bối cảnh gấp rút và khẩn trương như hiện nay.

Tuy nhiên, theo BS Tôn Thất Thạnh, việc xét nghiệm nhóm chỉ áp dụng trong trường hợp lấy mẫu phẩm của một hộ gia đình cụ thể để xác định nhanh việc lây nhiễm ở cộng đồng. Riêng đối với các trường hợp F1, người có tiếp xúc với nguồn lây, có biểu hiện nhiễm virus vẫn xét nghiệm độc lập. 

Tại Hà Nội sau khi ghi nhận ca nhiễm mới dù trước đó xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, dù phải xét nghiệm PCR cho hàng trăm nghìn trường hợp cũng phải làm vì chỉ có xét nghiệm PCR mới chính xác được. Tính đến chiều ngày 5/8, Hà Nội đã rà soát được gần 94 nghìn người từ Đà Nẵng, Quảng Nam về từ ngày 8/7 đến nay. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Ông Chung yêu cầu các địa phương của Hà Nội tiếp tục rà soát các trường hợp này, đặc biệt là những người đi qua các nơi có liên quan đến bệnh nhân dương tính tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài khai báo và giám sát y tế, tất cả những trương hợp này phải tiếp tục cách ly y tế tại nhà. Tất cả các trường hợp về từ Đà Nẵng từ 15/7 đã test nhanh Covid-19 phải làm xét nghiệm PCR. Hà Nội hiện có 11 bệnh viện khẩn trương hoàn thiện quy trình, thủ tục để triển khai xét nghiệm sàng lọc Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top