10 chất độc hại tiềm ẩn trong dụng cụ nấu ăn hàng ngày

Các chất độc hại tiềm ẩn trong dụng cụ nấu ăn liên quan đến các chứng bệnh như vô sinh, tăng cân bất thường và bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson

Các chất độc hại tiềm ẩn trong dụng cụ nấu ăn liên quan đến các chứng bệnh như vô sinh, tăng cân bất thường… (ảnh minh họa).

Bạn có thể rất bất ngờ khi biết rằng một số dụng cụ nấu nướng, bảo quản thức ăn chứa các chất độc hại nếu sử dụng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Dưới đây là 9 chất độc hại phổ biến được tìm thấy trong các dụng cụ nấu ăn:

1. Nhôm

Nhôm được tìm thấy trong lá nhôm, có trong các loại chảo rán bằng nhôm. Theo tạp chí Journal of Alzheimer’s Disease, cơ thể tích tụ quá nhiều nhôm có thể dẫn tới bệnh Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh khác. Mặc dù hầu hết các dụng cụ nấu ăn bằng nhôm đều an toàn khi sử dụng do đã bị oxy hóa, nhưng nhôm không bị oxy hóa nay lập tức cho nên nguy cơ nhôm ngấm vào thức ăn trong quá trình nấu rất cao. Lựa chọn an toàn hơn dành cho bạn là giấy nến, đồ đựng bằng thủy tinh hoặc sứ.

2. Perfluorooctanoic Acid

Perfluorooctanoic Acid được tìm thấy trong các loại chảo chống dính. Hầu hết các loại chảo chống dính đều được tráng bằng Teflon, có thành phần chính là perfluorooctanoic acid (PFOA). Hóa chất này có liên quan đến chứng vô sinh, giảm khả năng học tập và tăng cân. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã phân loại acid này có thể gây ung thư cho người. Thay vào đó bạn nên sử dụng dụng cụ làm từ gang, thủy tinh hoặc thép không gỉ.

3. Bisphenol A

Bisphenol A được tìm thấy trong chai, hộp đựng thực phẩm, bộ lọc nước, cốc, thớt,… bằng nhựa. Bisphenol A là một hóa chất thường có trong các loại chai đựng nước, chai soda. Đây là chất hóa học có liên quan đến bệnh ung thư, suy giảm trí não và sức khỏe tim mạch, thậm chí vô sinh. Rất nhiều dụng cụ nấu ăn và đồ đựng bằng nhựa được làm bằng hóa chất này. Các giải pháp thay thế an toàn là đồ đựng bằng thủy tinh, thép và các tông.

4. Vinyl Chloride và Polyvinyl Chloride

Các hợp chất này được tìm thấy trong các loại lon nước, đồ hộp, túi đựng thực phẩm. Polyvinyl clorua hoặc nhựa được sản xuất từ vinyl clorua, một chất gây ung thư theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết. Các lựa chọn thay thế an toàn là hộp thủy tinh và túi đựng bằng silicon.

5. Polyethylene Terephthalate

Polyethylene terephthalate được tìm thấy trong các loại hộp đựng thức ăn. Hóa chất đi vào cơ thể thông qua thực phẩm mà bạn ăn. Hóa chất polyethylene terephthalate có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Lựa chọn an toàn là đồ đựng bằng thủy tinh và nhựa an toàn cho sức khỏe.

6. Polystyrene

Polystyrene được tìm thấy trong các dao kéo bằng nhựa, hộp xốp, chén và bát. Polystyrene là một chất gây ung thư có thể thấm vào thực phẩm, đồ uống. Các lựa chọn an toàn là các loại hộp đựng thực phẩm tự phân hủy sinh học.

7. Brominated Flame Retardants

Brominated Flame Retardants (BFR) thường được tìm thấy trong các loại dao kéo, dụng cụ nấu ăn bằng nhựa. Đồ vét bột, thìa có rãnh đều chứa chất hóa học bromine. Theo nghiên cứu, chất hóa học này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh. Các lựa chọn an toàn là đồ dùng bằng thép không rỉ.

8. Polyfluorinated

Loại hóa chất này được tìm thấy trong giấy bọc thức ăn nhanh, túi và hộp đựng. Hóa chất này có liên quan đến bệnh ung thư, các vấn đề về khả năng phát triển, sinh sản và suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thức ăn nhanh do giấy bọc chứa hàm lượng Polyfluorinated cao.

9. Phthalates

Phthalates được tìm thấy trong chai soda và ống hút. Không nên tái sử dụng các loại chai đựng do chúng chứa nhiều chất phthalates. Phthalates có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, giảm khả năng học tập và phát triển ở trẻ. Các giải pháp thay thế an toàn là đồ đựng nước bằng thủy tinh hoặc có mật độ nhựa cao hơn.

10. Teflon

Teflon chủ yếu được sử dụng trong sản xuất chảo chống dính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Teflon giải phóng ít nhất sáu loại khí độc khi đun nóng, trong số đó có một số chất gây ung thư.

Theo Tiền phong

Theo Đời sống
Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Bàu Trắng là địa danh du lịch còn khá hoang sơ của tỉnh Bình Thuận, với tâm điểm là một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, được bao phủ bởi những đồi cát mênh mông trải dài. 
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top