1/3 số sinh viên năm nhất đại học mắc chứng trầm cảm và căng thẳng

Khoảng 1/3 số sinh viên đại học năm nhất có nguy cơ hoặc đã mắc chứng trầm cảm và căng thẳng mức trung tới nặng. Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ.
depressed-anxious-university-student-777x518.jpg

Sử dụng nhiều thuốc kê đơn (nhưng không theo chỉ định của bác sĩ) và các chất kích thích bất hợp pháp khi không có bất cứ vấn đề nào về thần kinh được cho là đã làm gia tăng xác suất xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng của trầm cảm và căng thẳng khi năm học kết thúc, nghiên cứu này cho biết.
Nhưng việc hòa đồng, tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức và các hoạt động thể thao lại giúp làm giảm nguy cơ này và thúc đẩy sự phục hồi với các đối tượng từng mắc loại bệnh tâm lý này khi mới nhập học.
Bước vào cuộc sống đại học cũng chính là giai đoạn dễ mắc phải các bệnh tâm lý nhất, hầu hết (75%) người mắc các bệnh rối loạn tâm lý bắt đầu từ giai đoạn mới trưởng thành này, các nhà nghiên cứu cho biết.
Sự rối loạn thường gặp nhất là căng thẳng và trầm cảm, còn được biết tới là các "rối loạn nội tâm" bởi các biểu hiện hướng nội, thu mình lại và thường cảm thấy buồn bã, cô đơn.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu khảo sát dựa trên mẫu đại diện là các sinh viên năm nhất theo học tại một trường đại học nghiên cứu xã hội lớn tại Kingston, Ontario, Canada vào năm 2018.
Cuộc khảo sát được tiến hành lần thứ nhất trong khoảng 2 tuần học của kỳ đầu tiên vào tháng 9/2018 và lần thứ 2 vào 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ thi tháng 3/2019.
Người trả lời cũng phải cung cấp các thông tin bổ sung về các yếu tố ảnh hưởng khả năng mắc bệnh của họ như: Giáo dục từ cha mẹ, những sự kiện tiêu cực khi còn nhỏ như cha mẹ li dị hay bị lạm dụng tình dục/thể chất/tinh thần; cùng với các tâm trạng hay các rối loạn lo âu thường gặp từ bé.
Thang đo đánh giá mức độ hạnh phúc của sinh viên đại học được sử dụng để đánh giá sự hòa nhập trong khuôn viên trường đại học và sự hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa
Liều lượng và tần suất sử dụng đồ uống có cồn; thuốc ngủ và chất kích thích không được kê đơn; cần sa, thuốc giảm đau, thuốc phiện, chất gây ảo giác và các loại chất tiêu khiển khác đều được đánh giá cẩn thận ở các bài khảo sát trong 2 mốc thời gian.
Sự phổ biến của các triệu chứng lâm sàng của chứng trầm cảm và lo âu nghiêm trọng lần lượt là 32% và 27% tổng số người trả lời vào thời điểm đầu năm học 2018. Con số này đã tăng lên đạt 37% và 33% vào tháng 3/2019.
Các phân tích về yếu tố ảnh hưởng tới sự phục hồi cho thấy các sinh viên với tiền sử mắc rối loạn nội tâm khi mới vào học khó phục hồi khỏi bệnh này nhiều hơn 4 lần so với các sinh viên chưa từng mắc.

Nhưng với những sinh viên hòa đồng và gắn bó với cuộc sống đại học và bạn bè đồng trang lứa, họ lại có xác suất hồi phục sau trầm cảm và căng thẳng cao hơn 14-18%
Còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc và kéo dài các vấn đề về sức khỏe tâm lý như sinh học, tâm lí học và xã hội học.
Tuy nhiên, nghiên cứu này đã đưa ra lời khuyên cho các trường đại học về việc chú trọng các chính sách về sức khỏe tinh thần cho sinh viên, phát triển các hoạt động, câu lạc bộ, tổ chức nhằm thúc đẩy sự hòa đồng để giúp cải thiện tâm lý của các em.

Theo Scitechdaily
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top